Để bắt đầu hành trình lên đường về Việt Nam, tàu ngầm TP.HCM đã trải qua hàng chục cuộc thử nghiệm quan trong cấp nhà máy và cấp quốc gia dưới sự giám sát khắt khe của các kỹ sư của nhà máy Admiralty Verfi cùng những chuyên gia.
Tàu ngầm TP.HCM (HQ-183) được khởi đóng tại nhà máy Admiralty Verfi vào ngày 28/11/2011, hạ thủy ngày 28/12/2012. Đến tháng 3/2013, tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh chính thức ra biển thử nghiệm lần đầu tiên.
Tháng 5/2013, tàu tiếp tục thực hiện chuyến thử nghiệm dài ngày trên biển. Hãng tin Interfax-AVN dẫn nguồn Admiralty Verfi cho biết: “Đội kiểm tra và phi hành đoàn của Hạm đội Thái Bình Dương cần thử nghiệm trên biển tất cả các hệ thống của tàu và bơi hơn 40 giờ trong tư thế ngầm dưới nước”. Trong chuyến thử nghiệm này, tàu ngầm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện 2 lần lặn, 1 lần ở độ sâu 190 m.
Nguồn tin trên cho biết thêm: “Các thử nghiệm trên biển sẽ kéo dài trong hai tuần, đến đầu tháng 6/2013 tàu sẽ đến Baltic. Vào giữa tháng 6/2013, tàu trở lại nhà máy”.
Trong các cuộc thử nghiệm mà tàu ngầm TP.HCM phải trải qua, thử thách đối kháng được đưa ra hồi tháng 11/2013 được coi là có ý nghĩa quan trọng nhất. Trong cuộc thử nghiệm này, tàu ngầm Lipetsk của Hải quân Nga đóng vai mô phỏng lực lượng tàu ngầm của đối phương để kiểm tra hệ thống, bao gồm cả hệ thống tên lửa trang bị trên tàu ngầm TP. HCM của Việt Nam.
Cuối tháng 12/2013, các cuộc thử nghiệm đối với tàu ngầm thứ 2 của Hải quân Việt Nam đã hoàn tất. Ngày 16/1/2014 vừa qua, nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi cùng đại diện Hải quân Việt Nam đã ký kết biên bản nghiệm thu kỹ thuật chiếc tàu ngầm diesel-điện thứ hai thuộc Project 636.1 HQ-183 TP. Hồ Chí Minh, hãng tin Interfax-AVN dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết.
Lễ nghiệm thu kỹ thuật đối với tàu ngầm TP Hồ Chí Minh diễn ra chỉ 1 ngày sau buổi lễ bàn giao chính thức chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên HQ-182 Hà Nội cho Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh hôm 15/1.
Sự kiện tiếp nhận và chính thức đưa chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên, số hiệu HQ-182 mang tên Thủ đô Hà Nội vào biên chế của Lữ đoàn 189 Hải quân là thành công bước đầu rất quan trọng trong lộ trình xây dựng và phát triển lực lượng tàu ngầm hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đây là thành quả minh chứng sự quan tâm sâu sắc và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Trong khi đó, hãng tin RIA Novosti cũng đưa tin, sau khi chuyển giao cho Việt Nam, tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh sẽ được vận chuyển bằng tàu vận tải và thực hiện hành trình trên biển từ Baltic đến cảng Cam Ranh của Việt Nam“. (Trong ảnh: Bộ đôi tàu ngầm Hà Nội và TP.HCM tại nhà máy Admiralty Verfi)
Với hành trình như vậy, có thể dự đoán tàu ngầm TP Hồ Chí Minh sẽ được vận chuyển tới quân cảng Cam Ranh vào khoảng giữa tháng 3/2014. (Trong ảnh: Bộ đôi tàu ngầm Hà Nội và TP.HCM tại nhà máy Admiralty Verfi)
Dù thông tin về hành trình về Việt Nam của tàu ngầm TP.HCM không được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng, tàu ngầm thứ 2 của Việt Nam vẫn tiếp tục hành trình mà tàu ngầm Hà Nội đã về nước: Từ Saint Petersburg - qua biển Baltic - biển Bắc - Đại Tây Dương - cảng Tenerife (Tây Ban Nha) - cập cảng Cape Town (Nam Phi) - qua mũi Hảo Vọng sang Ấn Độ Dương - qua Singapore - vào Biển Đông và cập cảng Cam Ranh (Việt Nam).
Bình luận