• Zalo

Đổ xô đi ăn chay cầu may

Kinh tếChủ Nhật, 24/02/2013 07:09:00 +07:00 Google News

(VTC News) – Dịp rằm tháng Giêng năm nay, các địa chỉ quán chay ngon, uy tín của Hà Nội đều “quá tải” đơn đặt hàng.

(VTC News) – Dịp rằm tháng Giêng năm nay, các địa chỉ quán chay ngon, uy tín của Hà Nội đều “quá tải” đơn đặt hàng.

Ăn chay thanh tịnh, nhiều may mắn
Ăn chay không phải là việc gì xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Có người ăn chay vì lý do tôn giáo. Có người ăn chay vì sức khỏe, vì sở thích. Cũng có những người ăn vì tò mò, muốn thử một lần cho biết. 
Theo quan niệm của nhiều người, ăn chay trong ngày rằm, mùng 1 là cách rất tốt để tịnh tâm. Trong khi đó, ăn chay trong đúng dịp lễ rằm tháng Giêng còn có thể đem lại may mắn cho cả năm đó.
Bởi vậy, trong ngày rằm năm nay, rất nhiều người dân tại Hà Nội đã tìm đến những cửa hàng cơm chay ngon, uy tín để thưởng thức những món ăn thanh đạm, cầu may mắn.
Nhiều người quan niệm ăn chay trong ngày rằm tháng Giêng có thể đem lại may mắn
 - Ảnh minh họa
 
Theo chị Minh (Kim Giang, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Người ta đi mua vàng vào ngày thần tài lấy may, thì gia đình mình “túng” hơn cầu may bằng việc ăn chay trong ngày rằm. Đùa vui thế thôi, ăn chay ngày rằm tháng Giêng theo mình nghĩ là một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ đó chứ”.
Các dịch phụ đáp ứng nhu cầu ăn chay của người dân hiện đang cực kỳ phong phú. Từ các nguyên liệu chế biến đồ chay bán ở chợ, siêu thị cho tới các món chay được làm sẵn để khách mua về là có thể ăn ngay. Ngoài ra, phát triển “nở rộ” nhất phải kể đến các quán cơm chay, lẩu chay, buffet chay…
Năm nay, hai ngày 14 và 15 rằm tháng Giêng vào dịp cuối tuần, nên khách hàng là đối tượng gia đình rất nhiều. Một mâm cỗ chay thường có 10-12 món, với các món gà hấp, tôm chiên, nem rán, giò, mực xào, canh nấm… được bày biện đẹp mắt rất có sức hút với các thực khách nhí.
Quán chay “hốt bạc”
Chị Phương, chủ một quán cơm chay ở Đông Đa (Hà Nội) chia sẻ, chuẩn bị cho “mùa lằm ăn” là tháng Giêng, ngay từ sau Tết, quán của chị đã phải chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu chế biến món chay. Tất cả đều được nhập về với số lượng gấp đôi để đủ sức đáp ứng nhu cầu khách. 
Mặc dù giá nguyên liệu làm món chay như đậu nành, củ sen, bột mì, bột sắn, nấm… và nhiều loại rau củ khác có xu hướng tăng nhẹ, nhưng để giữ khách, nhưng quán của chị Phương cũng như hầu hết các quán chay ở Hà Nội đều giữ giá bình thường, lấy số lượng khách để bù lại.
Một mâm cỗ chay "bắt mắt" không kém cỗ mặn - Ảnh minh họa 
Gia đình chị Phương và nhân viên thường phải dạy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị cỗ cay theo đơn đặt hàng của khách. Thông thường quán đóng cửa vào lúc 8 giờ tối. Nhưng vào những ngày khách đông, 10 giờ tối vẫn chưa đóng cửa được vì lượng khách tăng gấp 3-4 lần ngày thường.
Quả thực vào những ngày “sốt” các món chay như rằm tháng Giêng, các cửa hàng kinh doanh món chay được dịp “hốt bạc”. Bên cạnh một lượng khác đông đảo tới quan, lượng đơn đặt hàng cỗ chay từ các chùa, thiện viện, các gia đình ăn chay tại nhà cũng tăng vọt.
Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, nguyên liệu thực phẩm làm các món “giả” chay như gà chay, bò chay, lợn chay, hải sản chay… không rõ thành phần chất hóa học, chất bảo quản được bán sẵn rất nhiều, với giá mua buôn khá rẻ.
Để giảm bớt thời gian chế biến, nấu hàng chục mâm cỗ chay được nhanh nhất, rất nhiều quán chay tại Hà Nội dùng nguyên liệu chế biến sẵn này thay vì dùng thực phẩm “đúng công thức chay” như các lọai rau củ quả, nấm tươi, nấm khô, đậu phụ, các lọai hạt hay các sản phẩm từ sữa.
Linh San

Bình luận
vtcnews.vn