Thay vì đi một chiếc xe chống đạn hầm hố dễ gây chú ý, mua một chiếc xe loại thường rồi “độ” thành xe chống đạn là lựa chọn của nhiều người có tiền.
Những chiếc xe hầm hố như Hummer hay xe chống đạn thiết kế riêng cho nguyên thủ quốc gia là xe dành cho người có tất cả mọi thứ, bao gồm cả kẻ thù.
Tuy nhiên, chính việc sở hữu một chiếc xe “không lẫn vào đâu” lại khiến người chủ sở hữu trở thành mục tiêu của những vụ bắt cóc tống tiền hoặc tấn công tiêu diệt.
Giải pháp cho những người có tiền nhưng không muốn có một đội bảo vệ đi kèm 24/24 là sử dụng một chiếc xe không quá nổi bật, nhưng lại có khả năng chống cả những loại tấn công súng đạn thông thường.
Những cái tên có tiếng trong làng “độ” xe chống đạn như International Amouring (IAC), Alpine Amouring, Texas Amouring. Tổng cục Hậu cần Việt Nam từng mua của IAC 10 chiếc Hummer H2 Lux được “độ” lại với khả năng chống đạn ngang xe bọc thép.
Chọn xe: Đừng chơi trội
Về phần lựa chọn xe chuyển đổi, các công ty thường tư vấn khách hàng chọn một chiếc vào loại thường thường bậc trung để dễ dàng hòa vào dòng xe cộ, việc né được một cuộc tấn công vẫn tốt hơn một cuộc đối đầu mà không biết kẻ thù đã chuẩn bị “hàng” gì để đấu, trong khi chiếc xe chỉ là bia đỡ đạn.
Địa điểm chiếc xe hoạt động ảnh hưởng đến việc chọn mua xe rất lớn, với địa hình và khí hậu vùng Trung Đông thường là những chiếc sedan hoặc xe bán tải, tại Mỹ thì chuộng dòng SUV do có không gian rộng rãi cho các tiện nghi, còn ở những nơi đầy nhà giàu như Dubai thì chạy xe sang cỡ nào cũng được.
Tuy nhiên, điểm then chốt là khung xe phải là loại hợp kim tốt, vì quá trình gia cố sẽ được tiến hành từ đây. Sau khi gia cố trọng lượng xe sẽ tăng lên đáng kể, vì vậy động cơ xe phải mạnh để có thể trổ tài “lái lụa” và tăng tốc để thoát thân.
Với những tiêu chí trên, có thể kể ra vài mẫu xe như sedan BMW 7-Series động cơ V12 6 lít, 535 mã lực; mẫu SUV Lexus LX570 động cơ V8 5,7 lít, 383 mã lực...
Bắt đầu từ bên trong
Trung bình một chiếc xe trải qua quá trình độ xe mất 3 tháng, kể cả việc mang đi thử một kịch bản tấn công.
Đầu tiên người ta dùng loại giấy chống cháy bọc vỏ xe lại để không làm ảnh hưởng nước sơn trong quá trình gia cố. Sau đó toàn bộ nội thất được gỡ sạch chỉ còn khung, riêng phẩn bảng điều khiển thường mất 4 tiếng để tháo ra. Tất cả được cất vào một tủ riêng.
Người ta sẽ dùng một lớp giáp kết hợp gồm thép, vật liệu composite và sợi nhựa polyethylene. Loại thép được sử dụng là thép đạn đạo có khả năng chịu sức công phá rất cao, vật liệu này tuôn được mang đi bắn thử để đảm bảo chất lượng.
Để che giấu lớp giáp này, người ta dùng máy cắt Plasma 10.000 độ C cắt những tấm thép thành nhiều phiến nhỏ rồi ốp vào từng góc trong xe, sau đó hàn tất cả lại thành một khối, quá trình này tốn rất nhiều thời gian.
Vị trí VIP ngồi là nơi kiên cố nhất, tại đó nhất thiết phải có 2 lớp chống đạn để khuếch tán sức công phá của vũ khí. Nếu chịu chi tiền thì lớp giáp lý tưởng sẽ có thép đạn đạo + composite + vật liệu gốm + sợi carbon, và nếu may mắn nó có thể chịu được vụ nổ của súng phóng lựu.
Phần trọng lượng gánh thêm sẽ ảnh hưởng đến quán tính của xe, đội ngũ thiết kế phải đảm bảo trọng tâm xe không bị lệch. Sau đó họ sẽ lắp một lớp giáp bên dưới gầm xe, việc này sẽ đảm bảo trọng tâm xe nằm thấp đồng thời bảo vệ xe khỏi các vụ gài mìn.
Không khác ban đầu nhưng “trâu” hơn gấp bội
Nếu một chiếc xe bọc thép bị tập kích và không thể di chuyển được thì coi như ván đã đóng hòm. Nhờ tiến bộ của công nghệ, loại khung lắp bên trong bánh xe sẽ đảm bảo xe có thể chạy thêm 80 km dù bị nổ vỏ.
Bảo vệ vành cửa xe, bình xăng, hệ thống giảm sóc và cửa kính là công việc tương đối nhẹ nhàng. Khung cửa sổ được bọc thêm một lớp thép để bịt kín khoang hành khách đề phòng khí độc.
Phần bên trong của bảng điện tử cũng được bọc thép, và lắp thêm bình ắc quy thứ hai có lớp giáp bảo vệ. Người ta cũng không quên gắn nắp bảo vệ ống xả để nó không bị bịt kín khiến động cơ tắt máy.
Kế đến phần nội thất và bảng điều khiển trung tâm được lắp lại che đi toàn bộ lớp giáp. Đến đây chiếc xe trở lại hình dáng bình thường và khó có thể nhận ra sự khác biệt so với chiếc xe cùng loại chưa được độ chống đạn.
Mua xe không phải dễ
Tại Mỹ, có tiền thì cũng rất khó để mua xe chống đạn, Cục Công Nghiêp và An Ninh Mỹ quản lý việc bán hoặc nâng cấp xe nghiêm ngặt nhằm chống khủng bố.
Tại Việt Nam, nhằm ngăn ngừa tội phạm gây hại an ninh trật tự, việc nhập khẩu xe chống đạn bị cấm, chỉ có sự cho phép của Bộ Quốc phòng mới có thể nhập khẩu cho mục đích đặc biệt.
Tuy nhiên, chính việc sở hữu một chiếc xe “không lẫn vào đâu” lại khiến người chủ sở hữu trở thành mục tiêu của những vụ bắt cóc tống tiền hoặc tấn công tiêu diệt.
Giải pháp cho những người có tiền nhưng không muốn có một đội bảo vệ đi kèm 24/24 là sử dụng một chiếc xe không quá nổi bật, nhưng lại có khả năng chống cả những loại tấn công súng đạn thông thường.
Xe chống đạn với vẻ ngoài hầm hố dễ trở thành mục tiêu |
Chọn xe: Đừng chơi trội
Về phần lựa chọn xe chuyển đổi, các công ty thường tư vấn khách hàng chọn một chiếc vào loại thường thường bậc trung để dễ dàng hòa vào dòng xe cộ, việc né được một cuộc tấn công vẫn tốt hơn một cuộc đối đầu mà không biết kẻ thù đã chuẩn bị “hàng” gì để đấu, trong khi chiếc xe chỉ là bia đỡ đạn.
Địa điểm chiếc xe hoạt động ảnh hưởng đến việc chọn mua xe rất lớn, với địa hình và khí hậu vùng Trung Đông thường là những chiếc sedan hoặc xe bán tải, tại Mỹ thì chuộng dòng SUV do có không gian rộng rãi cho các tiện nghi, còn ở những nơi đầy nhà giàu như Dubai thì chạy xe sang cỡ nào cũng được.
Những chiếc xe hơi bình thường chờ “độ” - Ảnh: Alpine |
Với những tiêu chí trên, có thể kể ra vài mẫu xe như sedan BMW 7-Series động cơ V12 6 lít, 535 mã lực; mẫu SUV Lexus LX570 động cơ V8 5,7 lít, 383 mã lực...
Bắt đầu từ bên trong
Trung bình một chiếc xe trải qua quá trình độ xe mất 3 tháng, kể cả việc mang đi thử một kịch bản tấn công.
Đầu tiên người ta dùng loại giấy chống cháy bọc vỏ xe lại để không làm ảnh hưởng nước sơn trong quá trình gia cố. Sau đó toàn bộ nội thất được gỡ sạch chỉ còn khung, riêng phẩn bảng điều khiển thường mất 4 tiếng để tháo ra. Tất cả được cất vào một tủ riêng.
Người ta sẽ dùng một lớp giáp kết hợp gồm thép, vật liệu composite và sợi nhựa polyethylene. Loại thép được sử dụng là thép đạn đạo có khả năng chịu sức công phá rất cao, vật liệu này tuôn được mang đi bắn thử để đảm bảo chất lượng.
Chiếc xe được tháo hết nội thất và hàn các tấm thép vào - Ảnh Texasamouring |
Vị trí VIP ngồi là nơi kiên cố nhất, tại đó nhất thiết phải có 2 lớp chống đạn để khuếch tán sức công phá của vũ khí. Nếu chịu chi tiền thì lớp giáp lý tưởng sẽ có thép đạn đạo + composite + vật liệu gốm + sợi carbon, và nếu may mắn nó có thể chịu được vụ nổ của súng phóng lựu.
Phần trọng lượng gánh thêm sẽ ảnh hưởng đến quán tính của xe, đội ngũ thiết kế phải đảm bảo trọng tâm xe không bị lệch. Sau đó họ sẽ lắp một lớp giáp bên dưới gầm xe, việc này sẽ đảm bảo trọng tâm xe nằm thấp đồng thời bảo vệ xe khỏi các vụ gài mìn.
Không khác ban đầu nhưng “trâu” hơn gấp bội
Nếu một chiếc xe bọc thép bị tập kích và không thể di chuyển được thì coi như ván đã đóng hòm. Nhờ tiến bộ của công nghệ, loại khung lắp bên trong bánh xe sẽ đảm bảo xe có thể chạy thêm 80 km dù bị nổ vỏ.
Bảo vệ vành cửa xe, bình xăng, hệ thống giảm sóc và cửa kính là công việc tương đối nhẹ nhàng. Khung cửa sổ được bọc thêm một lớp thép để bịt kín khoang hành khách đề phòng khí độc.
Phần bên trong của bảng điện tử cũng được bọc thép, và lắp thêm bình ắc quy thứ hai có lớp giáp bảo vệ. Người ta cũng không quên gắn nắp bảo vệ ống xả để nó không bị bịt kín khiến động cơ tắt máy.
Kế đến phần nội thất và bảng điều khiển trung tâm được lắp lại che đi toàn bộ lớp giáp. Đến đây chiếc xe trở lại hình dáng bình thường và khó có thể nhận ra sự khác biệt so với chiếc xe cùng loại chưa được độ chống đạn.
Mua xe không phải dễ
Tại Mỹ, có tiền thì cũng rất khó để mua xe chống đạn, Cục Công Nghiêp và An Ninh Mỹ quản lý việc bán hoặc nâng cấp xe nghiêm ngặt nhằm chống khủng bố.
Tại Việt Nam, nhằm ngăn ngừa tội phạm gây hại an ninh trật tự, việc nhập khẩu xe chống đạn bị cấm, chỉ có sự cho phép của Bộ Quốc phòng mới có thể nhập khẩu cho mục đích đặc biệt.
Nguồn: TPO
Bình luận