(VTC News) -Brandon Thomas- chàng sinh viên 20 tuổi của trường ĐH Washington đã quyết định kết thúc cuộc đời từ tầng 11 của căn hộ nơi mình ở sau một thời gian dài chịu đựng hội chứng đỏ mặt không kiểm soát được.
Trước khi ra đi, cậu đã để lại bức thư tuyệt mệnh dài 5 trang than phiền về chứng rối loạn này của mình và cho rằng chính nó đã đẩy cậu tới quyết định bi kịch này.
“Tôi cảm thấy mệt mỏi với chứng đỏ mặt. Thật ngán ngẩm khi mỗi sáng thức dậy lại phải tìm cách nào đó để tránh những tình huống làm cho mình bị đỏ mặt”.
Ngay từ tuổi 15, Brandon đã bắt đầu chịu đựng tình trạng đỏ mặt mãn tính trên- một phản ứng không thể kiểm soát được gây nên bởi hệ thống thần kinh bị kích động thái quá, vốn tác động đến khoảng 5- 7% dân số.
Lúc này đây, bố mẹ cậu và người em trai sinh đôi của Brandon đang chia sẻ với mọi người về những đau khổ mà hội chứng này đã gây ra cho cậu bé đáng thương này: Brandon có thể đỏ mặt trong mọi tình huống, từ trong lớp, đến khi đang nói chuyện điện thoại, lái xe hoặc khi anh ta nghĩ về những tình huống bối rối trước đó.
Họ còn tiết lộ rằng: Brandon chỉ thích đi thang bộ hơn là vào thang máy dù căn hộ của họ ở tít trên tầng 11 chỉ để tránh đụng mặt những người mà cậu biết bên trong thang máy- bởi điều đó có thể sẽ khiến anh bị đỏ mặt.
TS Enrique Jadresic- một bác sĩ thần kinh Chi Lê- người cũng chịu hội chứng tương tự như trên, cho biết: một số người không thể kiểm soát được tình trạng đỏ mặt và những xấu hổ có liên quan của mình.
“Đỏ mặt- dù chỉ là một triệu chứng rất nhỏ nhưng nó có thể ăn mòn vào sự tự tin của mỗi người, cũng như ý chí và khát vọng sống”- ông viết trong cuốn sách có tên When Blushing Hurts của mình.
Mọi thứ sẽ xảy ra khi não phát tín hiệu cho các mạch máu ở mặt mở rộng ra, cho phép quá nhiều máu được chảy qua đó- một phản ứng không chủ ý gây nên bởi những cảm xúc như: xấu hổ, giận dữ.
Với những người bị hội chứng đỏ mặt mãn tính, họ thường không thể tự kiểm soát được phản ứng này. Tình trang trên có thể được xử lý bằng phương pháp thôi miên, thuốc chống lo lắng hoặc phẫu thuật cắt bỏ các dây thần kinh kiểm soát việc lưu thông máu- nhưng cũng chỉ mang lại hiệu quả khoảng 50%.
Người mẹ chia sẻ: vấn đề lớn nhất của con trai tôi cũng như với những người phải chịu đựng tình trạng đỏ mặt mãn tính là sự xấu hổ. Thằng bé hầu như không hề nhận biết được về sự đỏ mặt của mình cho đến khi mọi người chỉ ra, và cậu lại càng trở nên có ý thức hơn về nó. Và điều đó lại dẫn tới nỗi lo sợ hoặc tình trạng đỏ mặt tiếp theo đó.
Với Brandon- nỗi lo sợ và xấu hổ đã trở nên trầm trọng đến mức mặc dù có tìm kiếm đến các biện pháp hỗ trợ y khoa, gia đình và thậm chí còn có kế hoạch đi gặp các chuyên gia vào mùa hè này- nhưng rồi cậu bé đã quyết định kết thúc cuộc đời vào tháng 5 vừa qua.
Trước khi ra đi, cậu đã để lại bức thư tuyệt mệnh dài 5 trang than phiền về chứng rối loạn này của mình và cho rằng chính nó đã đẩy cậu tới quyết định bi kịch này.
“Tôi cảm thấy mệt mỏi với chứng đỏ mặt. Thật ngán ngẩm khi mỗi sáng thức dậy lại phải tìm cách nào đó để tránh những tình huống làm cho mình bị đỏ mặt”.
Ngay từ tuổi 15, Brandon đã bắt đầu chịu đựng tình trạng đỏ mặt mãn tính trên- một phản ứng không thể kiểm soát được gây nên bởi hệ thống thần kinh bị kích động thái quá, vốn tác động đến khoảng 5- 7% dân số.
Lúc này đây, bố mẹ cậu và người em trai sinh đôi của Brandon đang chia sẻ với mọi người về những đau khổ mà hội chứng này đã gây ra cho cậu bé đáng thương này: Brandon có thể đỏ mặt trong mọi tình huống, từ trong lớp, đến khi đang nói chuyện điện thoại, lái xe hoặc khi anh ta nghĩ về những tình huống bối rối trước đó.
Họ còn tiết lộ rằng: Brandon chỉ thích đi thang bộ hơn là vào thang máy dù căn hộ của họ ở tít trên tầng 11 chỉ để tránh đụng mặt những người mà cậu biết bên trong thang máy- bởi điều đó có thể sẽ khiến anh bị đỏ mặt.
TS Enrique Jadresic- một bác sĩ thần kinh Chi Lê- người cũng chịu hội chứng tương tự như trên, cho biết: một số người không thể kiểm soát được tình trạng đỏ mặt và những xấu hổ có liên quan của mình.
“Đỏ mặt- dù chỉ là một triệu chứng rất nhỏ nhưng nó có thể ăn mòn vào sự tự tin của mỗi người, cũng như ý chí và khát vọng sống”- ông viết trong cuốn sách có tên When Blushing Hurts của mình.
Mọi thứ sẽ xảy ra khi não phát tín hiệu cho các mạch máu ở mặt mở rộng ra, cho phép quá nhiều máu được chảy qua đó- một phản ứng không chủ ý gây nên bởi những cảm xúc như: xấu hổ, giận dữ.
Với những người bị hội chứng đỏ mặt mãn tính, họ thường không thể tự kiểm soát được phản ứng này. Tình trang trên có thể được xử lý bằng phương pháp thôi miên, thuốc chống lo lắng hoặc phẫu thuật cắt bỏ các dây thần kinh kiểm soát việc lưu thông máu- nhưng cũng chỉ mang lại hiệu quả khoảng 50%.
Người mẹ chia sẻ: vấn đề lớn nhất của con trai tôi cũng như với những người phải chịu đựng tình trạng đỏ mặt mãn tính là sự xấu hổ. Thằng bé hầu như không hề nhận biết được về sự đỏ mặt của mình cho đến khi mọi người chỉ ra, và cậu lại càng trở nên có ý thức hơn về nó. Và điều đó lại dẫn tới nỗi lo sợ hoặc tình trạng đỏ mặt tiếp theo đó.
Với Brandon- nỗi lo sợ và xấu hổ đã trở nên trầm trọng đến mức mặc dù có tìm kiếm đến các biện pháp hỗ trợ y khoa, gia đình và thậm chí còn có kế hoạch đi gặp các chuyên gia vào mùa hè này- nhưng rồi cậu bé đã quyết định kết thúc cuộc đời vào tháng 5 vừa qua.
Phương Hiền
Bình luận