• Zalo

'Dở khóc dở cười' với câu hỏi 'Bao giờ kết hôn' ngày Tết

Đời sốngThứ Tư, 27/12/2017 13:00:00 +07:00Google News

Những câu hỏi tưởng như vô hại này hóa ra lại có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bị hỏi đấy.

Những câu hỏi vô tâm, vô tình và vô duyên. Nghe xong chỉ muốn làm thinh.

Đúng là mỗi mùa xuân về, thì điệp khúc “bao giờ kết hôn”, “bao giờ lấy chồng” lại được lặp đi lặp lại không dứt. Thanh niên nào trong độ tuổi từ 18-25 thì kiểu gì sau Tết cũng bị stress bởi khách đến chơi, bạn bè, bố mẹ, họ hàng, gia đình…ai ai cũng đua nhau hỏi những câu tương tự. Chắc chắn mỗi người chúng ta, ai cũng từng bị người khác hỏi những câu đại loại như:

- Chưa chồng: bao giờ lấy chồng, bao giờ kết hôn, lập gia đình đi cho ổn định.

- Có chồng chưa con: bao giờ đẻ, không chịu đẻ à, hay có vấn đề rồi.

- Đang bầu: trai hay gái, lại gái nữa à, cố mà đẻ thằng cu.

- Bầu to: ăn lắm chứ gì, vào hết mẹ, đi bộ đi cho dễ đẻ…

- Bầu nhỏ: chẳng chịu ăn uống gì thì con làm sao khỏe, không biết nghĩ cho con

- Đang thất nghiệp: lại ở nhà ăn bám chồng à….

Chị em phụ nữ dù có chồng, chưa chồng, có việc, thất nghiệp, đã sinh con hay chưa…đều không thoát khỏi những câu quan tâm quá mức như ở trên. Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng là nạn nhân của những câu hỏi vô duyên hết mức này. Điển hình là: “Làm ở đâu rồi? Lương bao nhiêu một tháng?”.

Áp lực tâm lý vô hình từ những câu hỏi vô duyên

Từ xưa đến nay, văn hóa người Việt luôn coi trọng tập thể, cộng đồng hơn là cá nhân. Điều đó dẫn đến việc những gì thuộc về đời tư cá nhân cũng ít được tôn trọng. Những gì được coi là giá trị chung của xã hội sẽ nghiễm nhiên áp đặt cho cá nhân mà không cần quan tâm đến suy nghĩ riêng của họ.

Ví dụ như theo truyền thống, con gái lớn phải lấy chồng, sinh con và coi trọng nhà chồng hơn nhà đẻ. Đấy được coi là trách nhiệm hiển nhiên đối với mọi phụ nữ trong xã hội.

Điều này khác hẳn với văn hóa phương Tây là luôn coi trong cá nhân. Ở phương Tây, nhận xét thiếu tích cực về ngoại hình, đời tư cá nhân người khác được coi là bất lịch sự. Không đặt những câu hỏi gây tổn thương tâm lý mọi người mới là chuẩn mực lịch sự trong xã hội phương Tây.

Video: Hy hữu - Hai cụ ông cưới nhau để giảm thuế

Từ thực tế nói trên, rõ ràng là nhiều người Việt Nam chúng ta còn thiếu tế khị khi hỏi thăm nhau. Những câu nhận xét, hỏi han về đời tư, ngoại hình, thu nhập, chuyện gia đình….vẫn được cho là vô hại nhưng lại có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý người bị hỏi.

Biết đâu với người khác, việc kết hôn không hề hiển nhiên như mọi người thường nghĩ. Vì có thể họ muốn tận hưởng cuộc sống độc thân, muốn ổn định sự nghiệp trước hay đơn giản chỉ vì chưa tìm được người tâm đầu ý hợp mà thôi.

Bởi vậy, ngày càng nhiều người trẻ rất ngại tham gia các buổi họp mặt bạn bè, gia đình vì đi đâu cũng bị hỏi những câu vô duyên như “bao giờ kết hôn”, “bao giờ đẻ con”… Những câu hỏi đơn giản, vô hại như thế nhiều khi khiến người bị hỏi vô cùng khó chịu và stress.

Related image

Một số người cho rằng, việc thăm hỏi vô duyên này chỉ hay xảy ra ở vùng nông thôn, ở các ông bà tuổi cao. Nhưng thực ra, lỗi giao tiếp này ai cũng có thể vướng phải, kể cả người trẻ. Ví dụ như khi bạn bè hoàn toàn vô tư nhận xét chúng ta là “béo thế”, “gầy thế”, “mặt nhiều mụn thế”…Việc nhận xét thiếu tích cực về ngoại hình người khác luôn là điều không nên dù trong hoàn cảnh nào.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân của những câu hỏi vô duyên là vì người hỏi ngoài những câu hỏi như thế họ không biết nói gì khác, không biết hỏi những câu gì khác. Cách thức ấy đã thành thói quen giao tiếp hàng trăm năm của người Việt.

Nhưng cuộc sống bây giờ đã đổi thay rất nhiều, hiện đại hơn, văn minh hơn nên cũng đòi hỏi văn hoá giao tiếp lịch sự, tế nhị hơn. Vì vậy, chúng ta nên học tập cách tôn trọng sự riêng tư, tránh vô tình làm tổn thương người khác với những câu nói vô ý, thiếu tế nhị. Người Việt hãy ngưng phán xét người khác theo lăng kính của mình, theo chuẩn mực của mình.

Bạn sẽ chọn cách phản ứng như thế nào khi mình bị hỏi "Bao giờ kết hôn"?

Hãy im lặng

Nếu ngại không muốn trả lời, hoặc cho rằng câu trả lời nào cũng không thể khiến họ hài lòng thì cách tốt nhất là không trả lời gì, cứ nên cười cho qua chuyện.

Hãy hài hước

Đây được coi là cách hay nhất để đối phó với những dạng câu hỏi như vậy. Sự hài hước sẽ khiến người hỏi bớt quan tâm đến chủ đề mà họ đang nghĩ đến. Nếu câu hỏi của họ làm bạn khó chịu cũng không nên tỏ thái độ vì đôi khi, câu hỏi này chỉ mang tính xã giao kiểu như hỏi cho có chuyện, giống như câu chúng ta vẫn hay hỏi nhau: “Dạo này khỏe không?” vậy thôi. Người hỏi chỉ như một cái máy chứ chưa chắc đã muốn biết câu trả lời.

Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn