(VTC News) – Theo TS Lê Đăng Doanh, với nguồn tiền dồi dào như hiện nay, cộng thêm lãi suất hạ, song nếu DN khó khăn, "lắc đầu" không vay mà ngân hàng "năn nỉ" không được thì chính ngân hàng sẽ chết.
Mặc dù lãi suất đã hạ nhiệt, các ngân hàng “năn nỉ” khách hàng đi vay, nhưng khả năng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ của hầu hết các doanh nghiệp (DN) nói chung, đặc biệt là các DN thuộc lĩnh vực không được ưu tiên như bất động sản nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng này, ông Doanh nói: “Không chỉ riêng gì các DN BĐS, mà như tôi đã nói, các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên cũng gặp khó”.
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Doanh, đầu tiên, cần phải xử lý các khoản nợ xấu, các khoản nợ tồn đọng để có một lượng vốn bắc cầu giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
“Ngân hàng cũng có nhu cầu cho vay bởi ngân hàng mà không cho vay thì họ cũng sẽ chết, lấy gì để trả lãi cho người gửi tiền tiết kiệm? Vì thế cho nên, ngân hàng và DN cần tìm được điểm gặp nhau.
Đã có người nói là khoản nợ xấu đó như cục máu đông ngăn dòng máu vận chuyển trong cơ thể. Thế thì bây giờ, ta phải làm tan cái cục máu đông đó ra.
Tôi hi vọng quỹ bảo lãnh tín dụng có thể giải tỏa được một phần khó khăn đó, tạo điều kiện cho DN và ngân hàng gặp nhau. Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ có quỹ của trung ương và quỹ của các tỉnh, cho phép bảo lãnh cho các DN”, chuyên gia này nói thêm.
Bình luận về thông tin kế hoạch bơm khỏan tiền 120.000 tỷ đồng của Chính phủ cho thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản vị chuyên gia cao cấp cho rằng: Hiện nay, nhu cầu về sức mua bất động sản thì có, nhưng khả năng chi trả của người dân thì hạn chế.
“Tôi có nghe nói tới việc đang có dự án hơn 100.000 tỷ đồng “cứu” thị trường Bất động sản (BĐS). Tôi cũng chưa rõ hơn 100.000 tỷ đồng đó sẽ được thu xếp như thế nào nên chưa dám nói nhiều. Nhưng theo tôi, đừng nghĩ rằng dự án đó sẽ cứu được toàn bộ thị trường bất động sản”, ông Doanh nhấn mạnh.
Bài, ảnh: Minh Quân
Trao đổi với PV VTC News, TS Lê Đăng Doanh nhận định: “Việc hạ lãi suất như vậy sẽ giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, làm cho thị trường tài chính của Việt Nam có chuyển động năng động hơn.
Tuy nhiên, không phải nó sẽ vận động được ngay lập tức theo lãi suất mà phải có một lộ trình nhất định. Các ngân hàng không nên có thành kiến cứ cấp vốn cho BĐS thì mất vốn hay thất bại mà nên xem thị phần nào, mảng nào của BĐS có khả năng thanh toán để cho vay”.
TS Lê Đăng Doanh đang phát biểu tại một cuộc hội thảo |
Mặc dù lãi suất đã hạ nhiệt, các ngân hàng “năn nỉ” khách hàng đi vay, nhưng khả năng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ của hầu hết các doanh nghiệp (DN) nói chung, đặc biệt là các DN thuộc lĩnh vực không được ưu tiên như bất động sản nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng này, ông Doanh nói: “Không chỉ riêng gì các DN BĐS, mà như tôi đã nói, các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên cũng gặp khó”.
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Doanh, đầu tiên, cần phải xử lý các khoản nợ xấu, các khoản nợ tồn đọng để có một lượng vốn bắc cầu giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
“Ngân hàng cũng có nhu cầu cho vay bởi ngân hàng mà không cho vay thì họ cũng sẽ chết, lấy gì để trả lãi cho người gửi tiền tiết kiệm? Vì thế cho nên, ngân hàng và DN cần tìm được điểm gặp nhau.
Ông Doanh cho rằng, không cho vay được, ngân hàng cũng sẽ chết |
Đã có người nói là khoản nợ xấu đó như cục máu đông ngăn dòng máu vận chuyển trong cơ thể. Thế thì bây giờ, ta phải làm tan cái cục máu đông đó ra.
Tôi hi vọng quỹ bảo lãnh tín dụng có thể giải tỏa được một phần khó khăn đó, tạo điều kiện cho DN và ngân hàng gặp nhau. Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ có quỹ của trung ương và quỹ của các tỉnh, cho phép bảo lãnh cho các DN”, chuyên gia này nói thêm.
Bình luận về thông tin kế hoạch bơm khỏan tiền 120.000 tỷ đồng của Chính phủ cho thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản vị chuyên gia cao cấp cho rằng: Hiện nay, nhu cầu về sức mua bất động sản thì có, nhưng khả năng chi trả của người dân thì hạn chế.
“Tôi có nghe nói tới việc đang có dự án hơn 100.000 tỷ đồng “cứu” thị trường Bất động sản (BĐS). Tôi cũng chưa rõ hơn 100.000 tỷ đồng đó sẽ được thu xếp như thế nào nên chưa dám nói nhiều. Nhưng theo tôi, đừng nghĩ rằng dự án đó sẽ cứu được toàn bộ thị trường bất động sản”, ông Doanh nhấn mạnh.
Bài, ảnh: Minh Quân
Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 Xem thêm tại đây |
Bình luận