(VTC News) – Nhằm giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong 6 tháng cuối năm, Hà Nội sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012.
Theo báo cáo của UBND Tp về Tình hình hoạt động chỉ đạo, điều hành ¬6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 trình HĐND Tp, những tháng đầu năm 2012, Thành phố Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế trong nước tiếp tục có những khó khăn, thách thức lớn.
CPI có xu hướng tăng chậm lại
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng ước tăng 7,6%, cao hơn mức tăng dự kiến của cả nước nhưng thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước .
Tuy vậy, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn: tổng sản phẩm quý II ước tăng 7,9%, cao hơn mức tăng của quý I (7,3%).
Lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm tăng 20,7%, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 20,3%.
Du lịch tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi nền kinh tế Thủ đô. Tổng lượng khách lưu trú tại Hà Nội ước đạt 3,96 triệu lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, khách quốc tế tăng 19,7%; khách nội địa tăng 8,7%.
Xuất khẩu có xu hướng phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu quý II ước tăng 13,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 6 tháng ước đạt 4.860 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 11.500 triệu USD, giảm 8,6% so cùng kỳ năm 2011, nhập khẩu địa phương 4.815 triệu USD, giảm 4,4%.
Do thời tiết không thuận lợi, diện tích cây trồng vụ đông xuân giảm 13,2% so với vụ đông xuân 2011 làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của nhiều loại nông sản .
Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 xấp xỉ như mức cùng kỳ 2011 nhưng giá trị tăng thêm giảm tới 2,9%.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 85.060 tỷ đồng, chỉ tăng 10,2% (kế hoạch cả năm là từ 15-17%). Số dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới giảm so với cùng kỳ, số dự án ngừng hoạt động có xu hướng tăng. Tính đến hết tháng 5, có 123 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 381,3 triệu USD (bằng 42% so với cùng kỳ năm 2011).
Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 69.062 tỷ đồng, bằng 47,2% dự toán HĐND Thành phố giao, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2011. Tỷ lệ thu ngân sách/dự toán cả năm đạt thấp so với các năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng chậm lại. So với tháng trước, CPI tháng 3 tăng 0,19%, tháng 4 giảm 0,03%, tháng 5 tăng 0,16%, tháng 6 giảm 0,17%. Như vậy, tỷ lệ lạm phát đã được kiềm chế, CPI tháng 6 chỉ tăng 2,57% so với tháng 12/2011 (CPI tháng 6/2011 tăng 12,94% so tháng 12/2010).
Thị trường ngoại hối, vàng và ngoại tệ được kiểm soát. Chỉ số giá vàng tháng 6 giảm 2,69%, chỉ số giá đô-la Mỹ tăng 0,25% so với tháng 5/2012. So với tháng 12/2011, chỉ số giá vàng tháng 6 đã giảm 8,54%, chỉ số giá đô-la Mỹ giảm 0,39%.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN
Với quyết tâm không hạ chỉ tiêu tăng trưởng, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong năm 2012, đồng thời với việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã xác định từ đầu năm, trong 6 tháng cuối năm, Thành phố sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tiếp xúc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và duy trì tăng trưởng.
Thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào và hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp: hỗ trợ lãi suất, ưu tiên bảo đảm ổn định điện cho sản xuất; thực hiện kế hoạch phân phối điện hợp lý đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống…
Tập trung tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, ưu tiên tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả dự toán chi ngân sách, quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách để góp phần thúc đẩy thị trường, giảm hàng tồn kho cho các doanh nghiệp sản xuất.
Phát triển thị trường nội địa, tiếp tục cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức các phiên chợ hàng Việt, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tập trung thực hiện các chương trình, kế hoạch thúc đẩy sản xuất kinh doanh: phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn;…
Phát huy tác dụng của các quỹ của Thành phố (Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ hỗ trợ nông dân,...) trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại và tính hiệu quả trong việc hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm, thoát nghèo,…
Tại Kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hà Nội (khai mạc hôm nay - 10/7), UBND thành phố cũng chỉ rõ, trong 6 tháng cuối năm, Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và đầu tư.
Theo báo cáo của UBND Tp về Tình hình hoạt động chỉ đạo, điều hành ¬6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 trình HĐND Tp, những tháng đầu năm 2012, Thành phố Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế trong nước tiếp tục có những khó khăn, thách thức lớn.
CPI có xu hướng tăng chậm lại
CPI có xu hướng tăng chậm lại (Ảnh: Internet) |
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng ước tăng 7,6%, cao hơn mức tăng dự kiến của cả nước nhưng thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước .
Tuy vậy, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn: tổng sản phẩm quý II ước tăng 7,9%, cao hơn mức tăng của quý I (7,3%).
Lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm tăng 20,7%, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 20,3%.
Du lịch tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi nền kinh tế Thủ đô. Tổng lượng khách lưu trú tại Hà Nội ước đạt 3,96 triệu lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, khách quốc tế tăng 19,7%; khách nội địa tăng 8,7%.
Xuất khẩu có xu hướng phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu quý II ước tăng 13,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 6 tháng ước đạt 4.860 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 11.500 triệu USD, giảm 8,6% so cùng kỳ năm 2011, nhập khẩu địa phương 4.815 triệu USD, giảm 4,4%.
Do thời tiết không thuận lợi, diện tích cây trồng vụ đông xuân giảm 13,2% so với vụ đông xuân 2011 làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của nhiều loại nông sản .
Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 xấp xỉ như mức cùng kỳ 2011 nhưng giá trị tăng thêm giảm tới 2,9%.
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội đang gặp khó (Ảnh: Internet) |
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 85.060 tỷ đồng, chỉ tăng 10,2% (kế hoạch cả năm là từ 15-17%). Số dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới giảm so với cùng kỳ, số dự án ngừng hoạt động có xu hướng tăng. Tính đến hết tháng 5, có 123 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 381,3 triệu USD (bằng 42% so với cùng kỳ năm 2011).
Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 69.062 tỷ đồng, bằng 47,2% dự toán HĐND Thành phố giao, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2011. Tỷ lệ thu ngân sách/dự toán cả năm đạt thấp so với các năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng chậm lại. So với tháng trước, CPI tháng 3 tăng 0,19%, tháng 4 giảm 0,03%, tháng 5 tăng 0,16%, tháng 6 giảm 0,17%. Như vậy, tỷ lệ lạm phát đã được kiềm chế, CPI tháng 6 chỉ tăng 2,57% so với tháng 12/2011 (CPI tháng 6/2011 tăng 12,94% so tháng 12/2010).
Thị trường ngoại hối, vàng và ngoại tệ được kiểm soát. Chỉ số giá vàng tháng 6 giảm 2,69%, chỉ số giá đô-la Mỹ tăng 0,25% so với tháng 5/2012. So với tháng 12/2011, chỉ số giá vàng tháng 6 đã giảm 8,54%, chỉ số giá đô-la Mỹ giảm 0,39%.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN
Với quyết tâm không hạ chỉ tiêu tăng trưởng, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong năm 2012, đồng thời với việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã xác định từ đầu năm, trong 6 tháng cuối năm, Thành phố sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tiếp xúc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và duy trì tăng trưởng.
Thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào và hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp: hỗ trợ lãi suất, ưu tiên bảo đảm ổn định điện cho sản xuất; thực hiện kế hoạch phân phối điện hợp lý đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống…
Trong 6 tháng tới, Hà Nội sẽ tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp (Ảnh: Internet) |
Tập trung tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, ưu tiên tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả dự toán chi ngân sách, quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách để góp phần thúc đẩy thị trường, giảm hàng tồn kho cho các doanh nghiệp sản xuất.
Phát triển thị trường nội địa, tiếp tục cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức các phiên chợ hàng Việt, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tập trung thực hiện các chương trình, kế hoạch thúc đẩy sản xuất kinh doanh: phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn;…
Phát huy tác dụng của các quỹ của Thành phố (Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ hỗ trợ nông dân,...) trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại và tính hiệu quả trong việc hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm, thoát nghèo,…
Minh Quân
Bình luận