(VTC News) - Đinh Mạnh Ninh chia sẻ anh chọn cho mình một cách làm việc tử tế, bởi anh muốn trở thành một nghệ sỹ thực sự.
- Album Vol 2 Run của anh có gì đặc biệt?
Đĩa này này tôi làm có hai màu sắc rõ ràng. Một là màu sắc hiện đại như bài Run, nghe gần giống nhạc một hòa thanh nước ngoài như của Justin Timberlake hay hơi hướng như Michael Jackson. Bên cạnh đó là những bài hơi funky R&B, để nới rộng hơn đối tượng khán giả. Còn lại là những bài RnB Pop khá nhẹ nhàng dễ nghe.
- Anh thấy phản hồi của khán giả với đĩa này thế nào?
Phản hồi của khán giả khá tốt và nhiều hơn đĩa đĩa đầu tiên của tôi. Nếu đĩa đầu chỉ có bài Nếu có cách xa hay được mọi người hát lại thì trong đĩa này có nhiều câu trong các bài hát được mọi người post lên facebook.
Tôi cũng bất ngờ với những phản hồi này khi được bạn bè tag mình vào. Hy vọng là sẽ có những ca khúc có sức sống giống như Dù có cách xa.
- Khoảng cách ra đĩa của anh khá lâu, tại sao vậy?
Tôi cần thời gian để làm đĩa. Hơn nữa Ninh và anh Thanh Tâm, nhạc sỹ phối khí cho đĩa Run lại ở xa nhau, người ở Hà Nội, người lại ở Sài Gòn nên cũng mất nhiều thời gian hơn.
Ninh sáng tác bài sau đó sẽ gặp anh Thanh Tâm để nói ý tưởng của mình. Từ những ý tưởng tôi đưa ra, anh Thanh Tâm sẽ làm một cái khung bài hát.
Dựa trên đó anh ấy sẽ đánh thêm các nhạc cụ ví dụ như trống jazz, ghi ta thùng, ghi ta điện để chồng lên cho đến khi tạo ra được một bản phối khí hoàn chỉnh rồi tôi mới tiến hành thu âm. Do vậy quãng thời gian để hoàn thành đĩa Run là khá lâu.
- Nhưng làm việc chuyên nghiệp thì phải đều đặn. Giờ không ít ca sỹ vẫn ra single, MV thường xuyên, chỉ có anh là ra sản phẩm thưa thớt. Anh không sợ khán giả quên mình sao?
Thực ra tôi cũng nhận thấy điều này rất rõ. Nhưng tôi cũng nhìn ra cả những ưu nhược điểm của hình thức phát hành single, MV đang thành trào lưu hiện nay. Ưu điểm của việc này là duy trì được tên mình liên tục.
Nhưng cách phát hành single, MV online có chất lượng file nhạc kém. Khi chia sẻ trên mạng ít khi người ta chia sẻ được file chuẩn.
Bản thân nhạc Việt khi làm ra đã kém hơn nước ngoài do phần cứng không được đầy đủ. Đã thế giờ lại up lên mạng, dải tần âm thanh lại bị thu hẹp đi, tiếng hát sẽ bị méo đi rất nhiều.
Cá nhân tôi không muốn mang đến cho khán giả của mình một sản phẩm âm nhạc có chất lượng âm thanh kém như vậy.
Do đó tôi vẫn thích con đường ra đĩa CD truyền thống. Tôi quan niệm, CD nhạc là một sản phẩm chính quy, có đầy đủ điều kiện để đưa âm nhạc chất lượng tốt nhất có thể của mình đến với đại đa số khán giả.
Giá trị của sản phẩm âm nhạc mình làm ra thông qua việc phát hành CD cũng được nhân lên rất nhiều lần chứ không phải chỉ có giá trị nghe tức thời như các sản phẩm trôi nổi trên mạng.
- Anh làm nghề một cách rất tử tế. Nhưng anh sẽ đi chậm hơn so với nhiều bạn đồng lứa. Anh có lường được những khó khăn cho con đường mình chọn không?
Tôi chọn cho mình một cách làm việc tử tế, bởi tôi muốn trở thành một nghệ sỹ thực sự chứ không phải chỉ là người của công chúng. Tôi có quan điểm: một người của công chúng và một nghệ sỹ chưa chắc đã là giống nhau.
Khi là người của công chúng thì mình phải hát những gì chiều lòng khán giả, làm mọi thứ để khán giả chú ý đến mình.
Nhưng khi là nghệ sỹ thì mình sẽ mang cái tôi cá nhân của mình ra để phục vụ đại chúng. Bản chất của việc này không nhắm đến mục đích là sẽ chinh phục được bao nhiêu người mà chỉ muốn cái tôi trong âm nhạc của mình sẽ tô điểm thêm cho gu nghe nhạc của công chúng.
Nên tôi biết, đôi khi mình cũng bị rơi vào trường hợp không hẳn được số đông khán giả thích, đây là một rủi ro khá lớn mà mình phải lường trước được.
- Vậy tức là anh không muốn thành ca sỹ ngôi sao của công chúng, mà chỉ thích làm một nghệ sỹ độc lập trong nền nhạc Việt?
Không! Tôi đang muốn dung hòa được hai mặt trên, làm sao để vừa đáp ứng được sở thích và cái tôi cá nhân nhưng cũng gần nhất với đời sống để khán giả nghe và chấp nhận cái gu âm nhạc của Đinh Mạnh Ninh. Chính vì thế tôi chọn những chủ đề trong cuộc sống làm câu chuyện cho các bài hát của mình.
Ví dụ trong đĩa này tôi có sử dụng câu chuyện hết sức bình thường trong bài hát Phi công. Ai cũng hiểu phi công là một nghề. Nhưng trong xã hội hiện đại người ta còn dùng hai chữ ‘phi công’ để chỉ nhưng chàng trai trẻ yêu những người phụ nữ lớn tuổi hơn.
Tôi viết bài hát này vừa nói về nghề phi công, vừa nói về một mối quan hệ đặc biệt đã được đặt tên trong xã hội hiện đại. Đây cũng là một hướng đi để dung hòa giữa cái tôi cá nhân của Đinh Mạnh Ninh với gu nghe nhạc của công chúng. Tôi muốn có những bài hát khai thác được các góc cạnh từ cuộc sống đơn giản mà vẫn đậm chất nghệ thuật.
- Nhưng đậm chất nghệ thuật quá lại làm công chúng khó hiểu đấy?
Đúng là trong thời điểm hiện tại đại đa số khán giả muốn nghe là hiểu luôn. Đấy là một lý do quan trọng để người ta vẫn có xu hướng thích nghe những bài hát xưa hơn. Ai nghe cũng quen, cũng biết những hàm nghĩa của nó là gì. Nên đó là một thứ âm nhạc rất được lòng công chúng.
Cho nên quả thực rất khó để những người nghệ sỹ đương đại như bọn tôi tiếp cận khán giả. Làm sao để khán giả hiểu âm nhạc của mình cũng như hiểu hết bản thân mình? Đây vẫn là câu hỏi tôi đang đi tìm và cố gắng mỗi ngày để tới gần hơn khán giả.
- Tức là đến giờ anh vẫn đang chờ công chúng và giới chuyên môn đánh giá đúng những sản phẩm âm nhạc của mình?
Tôi chỉ muốn công chúng hãy chịu khó nghe, nghe một cách có ý thức hơn. Tôi tin những người như vậy vẫn có, nhưng họ chưa phải là số nhiều.
Nên tôi cố gắng duy trì cách làm nhạc để sao cho không quá xa rời cuộc sống nhưng khi người ta lặng lại ngồi nghe người ta không chỉ hiểu hết câu chuyện mà bài hát mang tới mà hiểu cả bản thân tôi, mà họ còn hiểu cả người ca sỹ đang hát cho họ nghe nữa.
- Hình như anh đang muốn thay đổi thói quen nghe nhạc hiện tại của khán giả?
Có một câu chuyện tôi muốn chia sẻ: Đó là chuyện về Hoàng Tôn đội chị Mỹ Linh tại The Voice 2013 vừa qua. Tôi biết Hoàng Tôn rất lâu rồi, từ năm 2009 trong cuộc thi Pepsi Talent show.
Nhưng phải đến The Voice 2013, Hoàng Tôn mới thành hiện tượng. Nói vậy để thấy, mọi sự mới mẻ cần có thời gian để khẳng định và để công chúng đón nhận.
Tôi có nghe chị Mỹ Linh tâm sự, chị rất muốn hậu thuẫn cho Hoàng Tôn để làm sao cậu ấy có một chỗ đứng trong thị trường âm nhạc hiện nay vì Tôn có một tư duy âm nhạc rất mới.
Khi nghe chị Linh nói ra những lời này tôi cảm thấy rất mừng. Đó là tâm huyết rất lớn mà các anh chị đi trước dành cho thế hệ ca sỹ trẻ như chúng tôi.
Từ đó tôi cũng tự hỏi tại sao khi mình nhận được sự quan tâm của những bậc đàn anh đàn chị, nhưng người có tiếng nói lớn như anh Anh Quân, chị Mỹ Linh, mình lại không tranh thủ để làm việc để cố gắng hết mình để tạo nên một thế hệ những ca sỹ có tư duy âm nhạc văn minh, hiện đại và hội nhập với thế giới hơn.
Bởi giờ không phải là thời kỳ của những bản nhạc xưa nữa rồi. Chúng ta buộc phải hội nhập, phải đầu tư vào âm nhạc, hòa âm phối khí, vào những nhân tố mới, chứ không thể chỉ đầu tư vào lời lẽ, giai điệu với những nhịp phách cũ mòn.
Giờ người ta đáng lẽ phải quan tâm đến nhiều thứ hơn nữa ngoài ca từ và giai điệu. Bởi âm nhạc hiện đại đâu chỉ có phần lời và giai điệu, mà nó còn là một tổng thể của những hòa âm phối khí, nhịp phách… Trong đó quan trọng vẫn phải những xu hướng nhạc hiện đại.
Có một câu chuyện như thế này để anh có thể hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói: Một buổi tối, tôi ngồi uống trà ở một quán vỉa hè, nói là vỉa hè thôi nhưng quán khá khang trang và có thiết bị âm thanh để nghe nhạc.
Tuy chỉ dừng lại ở một dàn loa 2.1 đơn giản nhưng cũng khá là thú vị nếu ngồi nhâm nhi ly trà và nghe những bài hát mà chủ quán bật.
Ấy vậy mà có một điều khiến tôi khá khó hiểu - đó là âm thanh phát ra từ bộ loa hoàn toàn không có âm trung và trầm - tức là nôm na chỉ có ‘trép’ - tôi quay lại hỏi anh bạn chủ quán: ‘Sao không có middle và bass? Loa bị hỏng à anh?’. Anh bạn đó mới cười và nói với tôi: ‘ Không bạn ơi, mình chỉ nghe giai điệu với lời thôi, bật treble là đủ’.
Trời, nghe nhạc mà âm thiếu 1 trong ba âm treble, middle hoặc bass là không thể chịu được rồi. Tôi mới nghĩ, một bài hát với đại đa số khán giả bình dân vẫn chỉ là ca từ và giai điệu, chứ người ta chưa biết đến phần hoà âm phối khí, hay người ta chưa biết là ngoài nhạc sỹ viết ca khúc, ca sỹ thể hiện còn có một nhạc sỹ hoà âm phối khí. Trong khi đó thực tế người nhạc sỹ hoà âm phối khí đóng góp đến 60% thành công cho một sản phẩm âm nhạc.
- Các thể loại nhạc mới dù được đón nhận của giới chuyên môn nhưng ca sỹ thì vẫn cứ phải hát nhạc xưa để kiếm tiền. Nói vậy để thấy thay đổi gu nghe của khán giả không phải dễ, anh thấy thực tế này khó vượt qua không?
Chắc chắn là khó vượt qua. Không dễ gì thay đổi gu nghe nhạc của khán giả. Thế nên tôi mới nói để thay đổi cần rất nhiều nguồn lực và một mình tôi không thể làm gì được.
Nhưng có các anh chị như anh Anh Quân, chị Mỹ Linh luôn động viên và sẵn sàng giúp đỡ thì tôi tin một ngày nào đó thế hệ chúng tôi sẽ làm được điều này.
Hiện tôi đã nhận được lời đề nghị của anh Anh Quân, chị Mỹ Linh để liên kết nhưng người trẻ như tôi lại thành một nhóm. Tạm gọi là nhóm những ca sỹ có gu âm nhạc hiện đại hội nhập gần hơn với các trào lưu nhạc thế giới.
Trong thời gian tới đây chúng tôi xác định sẽ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn, đoàn kết hơn nữa để tạo ra những cú hích cho thị trường âm nhạc và cho chính những dòng nhạc chúng tôi đang theo đuổi.
Nhưng để làm được vậy thì quan trọng nhất nhưng ca sỹ trẻ như tôi cần có được sự hậu thuẫn từ giới chuyên môn và đặc biệt là giới truyền thông. Bởi không có truyền thông chúng tôi không thể đến được với khán giả.
Thế thì làm sao chúng tôi có thể mang những cá tính âm nhạc mới mẻ của mình đến với khán giả và từ đó mới có hy vọng thay đổi được gu nghe nhạc của số đông công chúng hiện nay.
Xem MV Phi công của Đinh Mạnh Ninh:
Việt Anh
- Album Vol 2 Run của anh có gì đặc biệt?
Đĩa này này tôi làm có hai màu sắc rõ ràng. Một là màu sắc hiện đại như bài Run, nghe gần giống nhạc một hòa thanh nước ngoài như của Justin Timberlake hay hơi hướng như Michael Jackson. Bên cạnh đó là những bài hơi funky R&B, để nới rộng hơn đối tượng khán giả. Còn lại là những bài RnB Pop khá nhẹ nhàng dễ nghe.
- Anh thấy phản hồi của khán giả với đĩa này thế nào?
Phản hồi của khán giả khá tốt và nhiều hơn đĩa đĩa đầu tiên của tôi. Nếu đĩa đầu chỉ có bài Nếu có cách xa hay được mọi người hát lại thì trong đĩa này có nhiều câu trong các bài hát được mọi người post lên facebook.
Tôi cũng bất ngờ với những phản hồi này khi được bạn bè tag mình vào. Hy vọng là sẽ có những ca khúc có sức sống giống như Dù có cách xa.
Tôi cần thời gian để làm đĩa. Hơn nữa Ninh và anh Thanh Tâm, nhạc sỹ phối khí cho đĩa Run lại ở xa nhau, người ở Hà Nội, người lại ở Sài Gòn nên cũng mất nhiều thời gian hơn.
Ninh sáng tác bài sau đó sẽ gặp anh Thanh Tâm để nói ý tưởng của mình. Từ những ý tưởng tôi đưa ra, anh Thanh Tâm sẽ làm một cái khung bài hát.
Dựa trên đó anh ấy sẽ đánh thêm các nhạc cụ ví dụ như trống jazz, ghi ta thùng, ghi ta điện để chồng lên cho đến khi tạo ra được một bản phối khí hoàn chỉnh rồi tôi mới tiến hành thu âm. Do vậy quãng thời gian để hoàn thành đĩa Run là khá lâu.
- Nhưng làm việc chuyên nghiệp thì phải đều đặn. Giờ không ít ca sỹ vẫn ra single, MV thường xuyên, chỉ có anh là ra sản phẩm thưa thớt. Anh không sợ khán giả quên mình sao?
Thực ra tôi cũng nhận thấy điều này rất rõ. Nhưng tôi cũng nhìn ra cả những ưu nhược điểm của hình thức phát hành single, MV đang thành trào lưu hiện nay. Ưu điểm của việc này là duy trì được tên mình liên tục.
Nhưng cách phát hành single, MV online có chất lượng file nhạc kém. Khi chia sẻ trên mạng ít khi người ta chia sẻ được file chuẩn.
Bản thân nhạc Việt khi làm ra đã kém hơn nước ngoài do phần cứng không được đầy đủ. Đã thế giờ lại up lên mạng, dải tần âm thanh lại bị thu hẹp đi, tiếng hát sẽ bị méo đi rất nhiều.
Cá nhân tôi không muốn mang đến cho khán giả của mình một sản phẩm âm nhạc có chất lượng âm thanh kém như vậy.
Do đó tôi vẫn thích con đường ra đĩa CD truyền thống. Tôi quan niệm, CD nhạc là một sản phẩm chính quy, có đầy đủ điều kiện để đưa âm nhạc chất lượng tốt nhất có thể của mình đến với đại đa số khán giả.
Giá trị của sản phẩm âm nhạc mình làm ra thông qua việc phát hành CD cũng được nhân lên rất nhiều lần chứ không phải chỉ có giá trị nghe tức thời như các sản phẩm trôi nổi trên mạng.
Tôi chọn cho mình một cách làm việc tử tế, bởi tôi muốn trở thành một nghệ sỹ thực sự chứ không phải chỉ là người của công chúng. Tôi có quan điểm: một người của công chúng và một nghệ sỹ chưa chắc đã là giống nhau.
Khi là người của công chúng thì mình phải hát những gì chiều lòng khán giả, làm mọi thứ để khán giả chú ý đến mình.
Nhưng khi là nghệ sỹ thì mình sẽ mang cái tôi cá nhân của mình ra để phục vụ đại chúng. Bản chất của việc này không nhắm đến mục đích là sẽ chinh phục được bao nhiêu người mà chỉ muốn cái tôi trong âm nhạc của mình sẽ tô điểm thêm cho gu nghe nhạc của công chúng.
Nên tôi biết, đôi khi mình cũng bị rơi vào trường hợp không hẳn được số đông khán giả thích, đây là một rủi ro khá lớn mà mình phải lường trước được.
- Vậy tức là anh không muốn thành ca sỹ ngôi sao của công chúng, mà chỉ thích làm một nghệ sỹ độc lập trong nền nhạc Việt?
Không! Tôi đang muốn dung hòa được hai mặt trên, làm sao để vừa đáp ứng được sở thích và cái tôi cá nhân nhưng cũng gần nhất với đời sống để khán giả nghe và chấp nhận cái gu âm nhạc của Đinh Mạnh Ninh. Chính vì thế tôi chọn những chủ đề trong cuộc sống làm câu chuyện cho các bài hát của mình.
Ví dụ trong đĩa này tôi có sử dụng câu chuyện hết sức bình thường trong bài hát Phi công. Ai cũng hiểu phi công là một nghề. Nhưng trong xã hội hiện đại người ta còn dùng hai chữ ‘phi công’ để chỉ nhưng chàng trai trẻ yêu những người phụ nữ lớn tuổi hơn.
Tôi viết bài hát này vừa nói về nghề phi công, vừa nói về một mối quan hệ đặc biệt đã được đặt tên trong xã hội hiện đại. Đây cũng là một hướng đi để dung hòa giữa cái tôi cá nhân của Đinh Mạnh Ninh với gu nghe nhạc của công chúng. Tôi muốn có những bài hát khai thác được các góc cạnh từ cuộc sống đơn giản mà vẫn đậm chất nghệ thuật.
- Nhưng đậm chất nghệ thuật quá lại làm công chúng khó hiểu đấy?
Đúng là trong thời điểm hiện tại đại đa số khán giả muốn nghe là hiểu luôn. Đấy là một lý do quan trọng để người ta vẫn có xu hướng thích nghe những bài hát xưa hơn. Ai nghe cũng quen, cũng biết những hàm nghĩa của nó là gì. Nên đó là một thứ âm nhạc rất được lòng công chúng.
Cho nên quả thực rất khó để những người nghệ sỹ đương đại như bọn tôi tiếp cận khán giả. Làm sao để khán giả hiểu âm nhạc của mình cũng như hiểu hết bản thân mình? Đây vẫn là câu hỏi tôi đang đi tìm và cố gắng mỗi ngày để tới gần hơn khán giả.
Tôi chỉ muốn công chúng hãy chịu khó nghe, nghe một cách có ý thức hơn. Tôi tin những người như vậy vẫn có, nhưng họ chưa phải là số nhiều.
Nên tôi cố gắng duy trì cách làm nhạc để sao cho không quá xa rời cuộc sống nhưng khi người ta lặng lại ngồi nghe người ta không chỉ hiểu hết câu chuyện mà bài hát mang tới mà hiểu cả bản thân tôi, mà họ còn hiểu cả người ca sỹ đang hát cho họ nghe nữa.
- Hình như anh đang muốn thay đổi thói quen nghe nhạc hiện tại của khán giả?
Có một câu chuyện tôi muốn chia sẻ: Đó là chuyện về Hoàng Tôn đội chị Mỹ Linh tại The Voice 2013 vừa qua. Tôi biết Hoàng Tôn rất lâu rồi, từ năm 2009 trong cuộc thi Pepsi Talent show.
Nhưng phải đến The Voice 2013, Hoàng Tôn mới thành hiện tượng. Nói vậy để thấy, mọi sự mới mẻ cần có thời gian để khẳng định và để công chúng đón nhận.
Tôi có nghe chị Mỹ Linh tâm sự, chị rất muốn hậu thuẫn cho Hoàng Tôn để làm sao cậu ấy có một chỗ đứng trong thị trường âm nhạc hiện nay vì Tôn có một tư duy âm nhạc rất mới.
Khi nghe chị Linh nói ra những lời này tôi cảm thấy rất mừng. Đó là tâm huyết rất lớn mà các anh chị đi trước dành cho thế hệ ca sỹ trẻ như chúng tôi.
Từ đó tôi cũng tự hỏi tại sao khi mình nhận được sự quan tâm của những bậc đàn anh đàn chị, nhưng người có tiếng nói lớn như anh Anh Quân, chị Mỹ Linh, mình lại không tranh thủ để làm việc để cố gắng hết mình để tạo nên một thế hệ những ca sỹ có tư duy âm nhạc văn minh, hiện đại và hội nhập với thế giới hơn.
Bởi giờ không phải là thời kỳ của những bản nhạc xưa nữa rồi. Chúng ta buộc phải hội nhập, phải đầu tư vào âm nhạc, hòa âm phối khí, vào những nhân tố mới, chứ không thể chỉ đầu tư vào lời lẽ, giai điệu với những nhịp phách cũ mòn.
Giờ người ta đáng lẽ phải quan tâm đến nhiều thứ hơn nữa ngoài ca từ và giai điệu. Bởi âm nhạc hiện đại đâu chỉ có phần lời và giai điệu, mà nó còn là một tổng thể của những hòa âm phối khí, nhịp phách… Trong đó quan trọng vẫn phải những xu hướng nhạc hiện đại.
Tuy chỉ dừng lại ở một dàn loa 2.1 đơn giản nhưng cũng khá là thú vị nếu ngồi nhâm nhi ly trà và nghe những bài hát mà chủ quán bật.
Ấy vậy mà có một điều khiến tôi khá khó hiểu - đó là âm thanh phát ra từ bộ loa hoàn toàn không có âm trung và trầm - tức là nôm na chỉ có ‘trép’ - tôi quay lại hỏi anh bạn chủ quán: ‘Sao không có middle và bass? Loa bị hỏng à anh?’. Anh bạn đó mới cười và nói với tôi: ‘ Không bạn ơi, mình chỉ nghe giai điệu với lời thôi, bật treble là đủ’.
Trời, nghe nhạc mà âm thiếu 1 trong ba âm treble, middle hoặc bass là không thể chịu được rồi. Tôi mới nghĩ, một bài hát với đại đa số khán giả bình dân vẫn chỉ là ca từ và giai điệu, chứ người ta chưa biết đến phần hoà âm phối khí, hay người ta chưa biết là ngoài nhạc sỹ viết ca khúc, ca sỹ thể hiện còn có một nhạc sỹ hoà âm phối khí. Trong khi đó thực tế người nhạc sỹ hoà âm phối khí đóng góp đến 60% thành công cho một sản phẩm âm nhạc.
- Các thể loại nhạc mới dù được đón nhận của giới chuyên môn nhưng ca sỹ thì vẫn cứ phải hát nhạc xưa để kiếm tiền. Nói vậy để thấy thay đổi gu nghe của khán giả không phải dễ, anh thấy thực tế này khó vượt qua không?
Chắc chắn là khó vượt qua. Không dễ gì thay đổi gu nghe nhạc của khán giả. Thế nên tôi mới nói để thay đổi cần rất nhiều nguồn lực và một mình tôi không thể làm gì được.
Nhưng có các anh chị như anh Anh Quân, chị Mỹ Linh luôn động viên và sẵn sàng giúp đỡ thì tôi tin một ngày nào đó thế hệ chúng tôi sẽ làm được điều này.
Hiện tôi đã nhận được lời đề nghị của anh Anh Quân, chị Mỹ Linh để liên kết nhưng người trẻ như tôi lại thành một nhóm. Tạm gọi là nhóm những ca sỹ có gu âm nhạc hiện đại hội nhập gần hơn với các trào lưu nhạc thế giới.
Trong thời gian tới đây chúng tôi xác định sẽ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn, đoàn kết hơn nữa để tạo ra những cú hích cho thị trường âm nhạc và cho chính những dòng nhạc chúng tôi đang theo đuổi.
Nhưng để làm được vậy thì quan trọng nhất nhưng ca sỹ trẻ như tôi cần có được sự hậu thuẫn từ giới chuyên môn và đặc biệt là giới truyền thông. Bởi không có truyền thông chúng tôi không thể đến được với khán giả.
Thế thì làm sao chúng tôi có thể mang những cá tính âm nhạc mới mẻ của mình đến với khán giả và từ đó mới có hy vọng thay đổi được gu nghe nhạc của số đông công chúng hiện nay.
Xem MV Phi công của Đinh Mạnh Ninh:
Việt Anh
Bình luận