Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hành tinh cách Trái đất 320 năm ánh sáng có 3 mặt trời và đặt tên cho nó là hành tinh HD 131399Ab.
Hành tinh này nằm trong chòm sao Centaurus. Nó có khối lượng tương đương gấp 4 lần sao Mộc, nhiệt độ bề mặt khoảng 580 độ C.
Quan sát từ Trái đất cho thấy, hành tinh này xoay quanh một ngôi sao trung tâm có tên là HD 131399A. Còn hai ngôi sao khác là HD 131399B và HD 131399C lại xoay quanh nhau và xoay quanh ngôi sao trung tâm. Khoảng cách giữa HD 131399B và HD 131399C tương đương khoảng cách từ Mặt trời đến sao Mộc.
Theo các nhà khoa học, hành tinh này có thể không có ban đêm, mỗi ngày có 3 lần bình minh và hoàng hôn tùy theo mùa. Tuy nhiên, đây được đánh giá là hành tinh trẻ chỉ mới 16 triệu năm tuổi. HD 131399Ab cũng chính là hành tinh trẻ nhất từng được phát hiện từ trước đến này.
Do có 3 mặt trời nên khi mặt trời này lặn, mặt trời khác sẽ mọc. Cho nên, thời gian ban ngày liên tục kéo dài trong thời gian di chuyển 1/4 quỹ đạo khoảng 140 năm trên Trái đất. Thậm chí, đáng kinh ngạc là mất đến 1100 năm, hành tinh này mới xoay trọn 1 vòng.
Phát hiện này được tìm ra nhờ công cụ Sphere - công cụ nhạy cảm với hồng ngoại mới được thiết kế để phát hiện dấu hiệu nhiệt của hành tinh trẻ đặt tại đài quan sát thiên văn Nam Âu ở Chi Lê.
Bình luận