Đã hơn một thập kỷ kể từ ngày Lee Soon-ok trải qua những năm tháng ăn bánh mì, uống nước muối trong thời gian sống tại trại 22, một trong những nhà tù bí ẩn nhất ở Triều Tiên.
Với những người có giá trị mặc cả như Warmbier, họ có thể có một cuộc sống dễ thở hơn so với những công dân Triều Tiên bị bắt và giam trong các nhà tù như Lee, theo Express.
Các trại cải tạo hay nhà tù Triều Tiên thường nằm chủ yếu ở vùng thung lũng xa xôi và gần như tách biệt với bên ngoài.
Cũng có một số nguồn tin cho rằng, khoảng 200.000 tù nhân của Bình Nhưỡng đang bị giam giữ tại các cơ sở nằm ở Hamgyong, vùng núi phía bắc của nước này.
Theo Express, Vì Triều Tiên chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận về sự tồn tại của các nhà tù chính trị nên thông tin về những nơi này chỉ được tiết lộ qua phác họa sơ sài của cựu quản giáo hay những người may mắn thoát ra ngoài.
Ahn Myong Chol, cựu quản giáo từng làm việc tại 4 trại cải tạo khác nhau ở Triều Tiên mô tả một trong những nơi mà anh từng làm việc là Trại 22. Trại này dài gần 50 km và rộng 40 km, được bao bọc bởi hàng rào điện 3300 volt và một hàng rào thép gai.
Trại này được xây dựng trên một khu đất rộng gần 2.000 km2, tức là lớn hơn thủ đô London, Anh.
Video: Điều gì gây ra cái chết của sinh viên Mỹ sau 17 tháng ở Triều Tiên
Cựu quản giáo này cho biết, thời điểm ông chuyển vào đầu những năm 90, nơi này có khoảng 1.000 lính canh, 500-600 nhân viên.
Việc mơ tới tự do bên ngoài Trại 22 hay nhiều nhà tù khác của Triều Tiên theo Ahn gần như là điều không tưởng bởi bên cạnh lính tuần tra trang bị đầy đủ súng trường túc trực ngay đêm ở các tháp canh hay những quả mìn, lựu đạn đươc đặt dọc theo hàng rào dây thép gai, thì những con cảnh khuyển luôn sẵn sàng xử lý bất cứ tù nhân nào có ý định trốn trại.
Bình luận