(VTC News) - Ukraine và nền kinh tế đang suy yếu từng ngày được kỳ vọng sẽ sớm hồi sinh dưới bàn tay của Bộ trưởng Kinh tế Aivaras Abromavicius, nhất là khi ông là người có những tư duy, nhận thức đặc biệt và những hy vọng không ngừng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Từ bỏ gốc gác để bước vào bộ máy chính trị Ukraine
Theo chia sẻ của Aivaras Abromavicius với trang tin Bloomberg, ông đến từ nước Cộng hòa Litva và mới có quốc tịch Ukraine vào đầu tháng 12/2014 sau khi quyết định từ bỏ quốc tịch gốc để trở thành Bộ trưởng Kinh tế Ukraine.
Trước đó, Abromavicius đang là một thànhviên cấp cao của tập đoàn quản lý tài sản East Capital và nắm giữ lượng cổ phần trị giá 372.000 USD của công ty này.
Trước đó, Abromavicius đang là một thànhviên cấp cao của tập đoàn quản lý tài sản East Capital và nắm giữ lượng cổ phần trị giá 372.000 USD của công ty này.
Bộ trưởng kinh tế Ukraine Aivaras Abromavicius là người gốc Litva - Ảnh minh họa |
Khi được hỏi vì sao lại vượt qua được các nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư khác trên thế giới để trở thành Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, Abromavicius đã trả lời: "Tôi đoán chắc là do trong Kiev không có ai to hơn tôi."
Thậm chí bản thân ông cũng chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành một quan chức Chính phủ nước này vì ông cũng chỉ mới chuyển tới Kiev được 6 năm sau khi kết hôn với vợ là người Ukraine.
Vị Bộ trưởng 38 tuổi này cũng thú nhận ông chỉ hiểu được khoảng 85% nội dung của các cuộc họp Chính phủ Ukraine. Nhưng dù sao ông vẫn luôn khẳng định mình là một người yêu đất nước này.
Những thách thức khi kinh tế Ukraine tụt dốc
Trên cương vị là Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, hiện nay ông Abromavicius đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi nền kinh tế Ukraine đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ trong bối cảnh xung đột ở miền Đông vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Theo thống kê của Bloomberg, tới đầu tháng 12/2014, dự trữ ngoại hối quốc gia của Ukraine đã giảm xuống dưới mức 10 tỷ USD và vẫn đang tiếp tục giảm với tốc độ báo động, còn thị trường chứng khoán thì được ví tại thời điểm này không khác gì một vùng đất kinh tế bỏ hoang.
Abromavicius đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi nền kinh tế Ukraine đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ |
Nếu Ukraine không hạn chế việc trao đổi đồng hryvnia trong các giao dịch tiền tệ thì mọi thứ sẽ còn trở nên tệ hơn. Hiện một công dân Ukraine chỉ được phép mua bán dưới 3.000 hryvnia (tương đương 189 USD) trong một ngày. Dù trên thị trường "chợ đen" vẫn có thể trao đổi với số lượng nhiều hơn nhưng tỷ giá sẽ cao hơn ít nhất 20% so với tỷ giá chính thức.
Kinh tế Ukraine đã đầu xấu đi kể từ khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ vào cuối tháng 2 năm ngoái, sau đó Crimea sát nhập vào Nga và nổ ra cuộc nổi dậy đòi ly khai tại miền Đông Ukraine. Dù Chính phủ mới đã cố thúc đẩy các hoạt động kinh tế bằng cách dỡ bỏ những trở ngại về thủ tục, thuế quan và hệ thống quản lý nhưng tất cả dường như vô ích.
Những nhận thức đúng đắn và hy vọng tốt đẹp
Cắt giảm chi tiêu, cải cách chế độ hưu trí và xóa bỏ chế độ chính phủ độc quyền về dầu và khí đốt - đó là những biện pháp mà ông Abromavicius cho biết Chính phủ sẽ quyết tâm thực hiện trong thời gian tới và ông cũng rất tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết và khả năng của các chuyên gia trong bộ máy chính quyền hiện nay.
Abromavicius tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết của Chính phủ Ukraine - Ảnh minh họa |
Rút kinh nghiệm từ những người tiền nhiệm trước của mình đã phải từ chức trong sự chán ghét bộ máy làm việc quan liêu của Ukraine, Aivaras Abromavicius tin cậy những vị cố vấn tình nguyện nhiều hơn là các nhân viên thuộc bộ.
Vì vậy ông đã mời một cựu quan chức của Estonia làm cố vấn cho mình qua kênh chính phủ điện tử và một kỹ sư đến từ Litva để sàng lọc những kỹ thuật hỗ trợ khổng lồ mà Ukraine đang nhận được từ các nước đồng minh châu Âu. Abromavicius cũng đang tham khảo ý kiến người tiền nhiệm của mình, chuyên gia kinh tế Pavlo Sheremeta về vấn đề đơn giản hóa hệ thống quản lý.
Ông Abromavicius thông báo sẽ cắt giảm khoảng 20% nhân viên, chỉ giữ lại 15 phòng, ban và hy vọng toàn bộ Chính phủ cũng sẽ cam kết cắt giảm 10% nhân viên trong thời gian tới. Ông bày tỏ: "Tôi hy vọng các đồng nghiệp sẽ làm theo gương của tôi”.
Theo ông, một việc nữa cần phải làm ngay đó là cải cách 3.500 công ty nhà nước của Ukraine. Ông lên kế hoạch sẽ đại tu lại hệ thống mua bán nhà nước hiện đang chiếm tới 10 tỷ USD/năm và nếu thực hiện một cách công khai, minh bạch thì Ukraine có thể tiết kiệm được ít nhất 2 tỷ USD.
Chính phủ Ukraine cũng đang rất quan tâm đến cắt giảm thuế lương bổng từ 41% xuống còn 16% mặc dù chỉ là mức dự kiến cho những năm tới và Aivaras Abromavicius sẽ thiết lập một lộ trình phù hợp để loại bỏ dần các khoản trợ cấp khi giá khí đốt tự nhiên bắt đầu phục hồi.
Video căng thăng Nga Ukraine tiếp diễn, kinh tế châu Âu đuối sức
Khủng hoảng là cơ hội cải cách
Abromavicius nói: "Chúng ta không nên lãng phí cuộc khủng hoảng này. Đó là cơ hội duy nhất để cải cách”. Ông cho rằng phương Tây sẽ không bao giờ để Ukraine vỡ nợ, bởi vì điều đó sẽ chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đúng khi nhận xét rằng các nguồn trợ giúp của phương Tây không đáng tin cậy và không hiệu quả.
Ngày hôm nay 9/1, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF sẽ tới Ukraine và có thể sẽ cung cấp phần tiếp theo trong gói 17 tỷ USD đã được phê duyệt để cứu giúp nước này. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Ukraine sẽ cần có thêm 15 tỷ USD để có thể tồn tại trong năm 2015.
Đây sẽ là một gánh nặng lớn đối với Bộ trưởng kinh tế Aivaras Abromavicius khi ông vẫn luôn được kỳ vọng sẽ là người có thể hồi sinh lại nền kinh tế của Ukraine.
Huyền Trân
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận