• Zalo

Điều chưa biết về hình tượng con gà trong kiến trúc cung đình Huế

Thời sựThứ Bảy, 28/01/2017 17:43:00 +07:00Google News

Trong một số kiến trúc trong cung đình Huế có hình tượng con gà nhưng rất ít người biết ý nghĩa của nó.

Từ hình ảnh con gà trong văn hóa dân gian

Con gà là dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều, gà và đa số đứng dươi đất là loài chim nước.

Trong tranh dân gian Việt Nam với các dòng tranh Kim Hoàng (Hà Tây cũ), Hàng Trống ( Hà Nội), Đông Hồ (Bắc Ninh), làng Sình (Thừa Thiên - Huế) đều có hình tượng con gà. Tuy nhiên ý nghĩa và tính biểu hiện của chúng thì không giống nhau.

anh1.

Hình ảnh con gà trong khuôn gỗ in tranh làng Sình (Huế). 

Trong dòng tranh Đông Hồ, hình tượng con gà là những nét chấm phá về một làng quê mộc mạc, an bình với những triết lý sống nhân bản như tranh Gà đàn, Trống mái với hình tượng gà trống mái với lũ gà con như tượng trưng cho một gia đình hạnh phúc, con cái đầy đàn quây quần bên nhau.

Trong tranh dân gian làng Sình lại có tranh con gà trong bộ 12 con giáp với nhiều kiểu tạo hình mộc mạc, đơn giản bằng đường nét khắc nổi rồi bôi mực đen, in lên giấy rồi sau đó tô màu.

anh2

Bộ tranh 12 con giáp trong tranh làng Sình.

Trong tranh Đại cát xưa con gà mang một triết lý nhân cách sâu sắc. Đó là một con gà trống khỏe mạnh với đường nét đầy đặn chắc nịch, là một biểu tương cho người quân tử với năm đức tính cao quý.

Một là Văn, với chiếc mào đỏ tượng trưng cho quan tước, cầu mong học hành đỗ đạt. Hai là Tín, gà gáy vào mỗi buổi sáng sớm tượng trưng cho phẩm hạnh trung thực. Ba là Nhân, gà luôn gọi bầy đàn đến khi có thức ăn, tương trưng cho nhân nghĩa. Bốn là Vũ, gà trống có cựa như là binh khí của người chiến binh, là hình ảnh của người võ tướng. Năm là Dũng, gà trống luôn chiến đấu bảo vệ bầy đàn, biểu tượng cho lòng dũng cảm.

anh 1

 Trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng thì con gà là đại diện cho chữ "Dũng".

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng, với tục thờ Thánh Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng. Ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang nghiêm trong điện thờ thánh, tiên.

Đến con gà trong cung đình Huế

Hình ảnh con gà xuất hiện khá nhiều trong các họa tiết trang trí tại một số kiến trúc trong cung đình Huế. Cụ thể, họa tiết con gà xuất hiện trên Cửu Đỉnh và các trang trí kiến trúc nề đắp nổi, khảm sứ và đất nung.

Con gà đúc trên Chương Đỉnh (một trong chín Đỉnh đặt tại Thế Miếu - Đại Nội Huế) là hình tượng một con gà khỏe khoắn, đầy dũng khí và tạo hình sống động của linh cầm, mang ý nghĩa đại cát và bình an.

anh3.

Hình ảnh con gà được in nổi trên Chương Đỉnh (một trong 9 đỉnh đặt trước sân Thế Miếu - Đại Nội Huế). 

Với bố cục chặt chẽ, tỉ lệ chính xác, hài hòa và đầy tính ẩn dụ giữa hoa lá, gà, không gian và sự diễn tả chi tiết từ dải lông đến vệt sóng trên thân con gà cùng với các gò đất và hoa cỏ ở xung quanh như làm nền cho chú gà trên Chương Đỉnh đầy tính uy nghi, dũng mãnh.

Cũng nằm trong khuôn viên Đại Nội, chúng ta bắt gặp hình tượng một con gà được tạo nên bằng nghệ thuật nề đắp nổi, tô màu ngay trước cổng Hưng Miếu.

Tại điện Ngưng Hy (Lăng Đồng Khánh) nổi bật với hình tượng con gà trong bố cục đã được định vị sẵn cho trang trí kiến trúc, với một đôi trống mái khỏe khoắn, sống động, ánh lên màu men nâu chắc bóng gắn trên từng gò mái.

anh3

Chương Đỉnh trong Đại Nội Huế. 

Theo ông Phan Thuận An – một nhà nghiên cứu văn hóa Huế thì con gà được dùng để báo thức. Hình ảnh con gà trong các kiến trúc cung đình Huế có lẽ cũng là báo thức.

Tuy nhiên, điều mà nhà nghiên cứu Phan Thuận An nói chỉ là một khía cạnh bởi trong văn hóa Huế nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung thì ngoài là biểu tượng dùng để báo thức thì hình ảnh con gà là biểu tượng về những phẩm chất và khí tiết của người quân tử.

Nó tượng trưng cho chân thiện mỹ, nhân sinh và thời gian, tuần hoàn vũ trụ với ánh sáng xua tan bóng tối.

Video: Quất "kim kê" lên ngôi tại Tết Đinh Dậu 2017

Quốc Trực – Nguyễn Vương – Xuân Trường
Bình luận
vtcnews.vn