(VTC News) - Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh từng thú thật việc tiếp nhận một ngân hàng yếu kém là khó khăn và cho rằng bản thân mình đã hơi chủ quan.
Ông Phạm Công Danh, sinh ngày 10/10/1965, tại Quảng Ngãi là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh và là nguyên chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Từ năm 2008, Tập đoàn Thiên Thanh có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến hiện nay. Trong đó, ông Phạm Công Danh nắm 80% vốn và bà Quách Kim Chi nắm 20%.
Năm 2011, Tập đoàn Thiên Thanh đạt 2.025 tỷ đồng doanh thu và 188 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2011 lần lượt là 3.000 tỷ và 1.218 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thiên Thanh chính thức sở hữu một loạt khu đất và dự định sẽ triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại như Khu phức hợp Thiên Thanh Plaza tại Đà Nẵng (tổng vốn dự kiến 750 triệu USD) trên nền sân vận động Chi Lăng cũ, Trung tâm Thương mại VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (Tp.HCM), Trung tâm Kinh doanh dịch vụ ô tô…
Tuy nhiên, sau đó thị trường bất động sản ảm đạm nên các dự án này hầu như không được đề cập đến.
Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, tập đoàn Thiên Thanh đã đặt ra mục tiêu khá tham vọng là nắm quyền chi phối – điều ngành một ngân hàng thương mại nhằm chủ động nguồn vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho các dự án bất động sản của mình. Lúc đó, cái tên Thiên Thanh vẫn còn khá lạ lẫm.
Đến đầu năm 2013, Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh trở thành những cái tên đình đám khi dẫn đầu nhóm nhà đầu tư mua lại ngân hàng Đại Tín – Trustbank.
Sau khi hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, ông Phạm Công Danh lên nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ngân hàng Đại Tín được đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB. Vốn điều lệ nhanh chóng tăng từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng.
Khi đầu tư vào Trustbank, tỷ lệ sở hữu ban đầu của Thiên Thanh là xấp xỉ 10%, tương ứng lượng cổ phiếu có mệnh giá gần 300 tỷ đồng. Sau đó, Thiên Thanh và nhóm cổ đông liên quan tiếp tục góp thêm 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 7.500 đồng.
Trước khi bị bắt khoảng 1 tháng, ông Danh từng tiết lộ về kế hoạch chuẩn bị hoạt động kỷ niệm 50 năm chặng đường của Thiên Thanh vào tháng 10 tới.
Ông Danh cũng chia sẻ về quá trình xin thành lập Ngân hàng Xây dưng. Theo đó, cách đây khoảng 5 năm, Thiên Thanh đã kiến nghị với Bộ Xây dựng cho phép thành lập một ngân hàng chuyên về xây dựng nhưng thời điểm đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chưa đồng ý.
Do đó, khi ngân hàng Nhà nước kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, Thiên Thanh đã chọn ngân hàng Đại Tín (Trust Bank) - tên gọi trước thời điểm tháng 5/2013 của ngân hàng Xây dựng để tái cấu trúc.
“Tôi đoán là các ngân hàng yếu kém thì rất khó khăn, đặc biệt là nợ xấu.
Tôi biết nợ xấu rất rõ nhưng suy nghĩ hơi chủ quan là mình có thể kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tham gia vào tái cơ cấu nhưng có một số bất đồng giữa nhóm cổ đông cũ và mới.
Với đề án phục vụ cho ngành xây dựng, việc một nhà sản xuất và phân phối như chúng tôi vươn lên thành nhà tổ chức rồi tham gia lĩnh vực ngân hàng là nỗ lực rất lớn. Một việc rất áp lực và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, là tháo gỡ 50.000 tỷ đồng bằng hàng hóa qua hình thức ngân hàng cấp tín dụng và giám sát 100%” - ông Danh chia sẻ với báo chí.
Hiện theo thông tin trên báo chí, bước đầu đã xác định nguyên nhân 3 nguyên lãnh đạo của Ngân hàng Xây dựng bị bắt giữ là do đã dùng sổ tiết kiệm của một doanh nghiệp để thế chấp 39 khoản vay tại VNCB; các chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản... Khi quá hạn, không có khả năng thu nợ, gây thiệt hại cho VNCB hàng ngàn tỉ đồng...
Châu Anh
Ông Phạm Công Danh, sinh ngày 10/10/1965, tại Quảng Ngãi là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh và là nguyên chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Từ năm 2008, Tập đoàn Thiên Thanh có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến hiện nay. Trong đó, ông Phạm Công Danh nắm 80% vốn và bà Quách Kim Chi nắm 20%.
Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh |
Ngoài ra, Thiên Thanh chính thức sở hữu một loạt khu đất và dự định sẽ triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại như Khu phức hợp Thiên Thanh Plaza tại Đà Nẵng (tổng vốn dự kiến 750 triệu USD) trên nền sân vận động Chi Lăng cũ, Trung tâm Thương mại VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (Tp.HCM), Trung tâm Kinh doanh dịch vụ ô tô…
Tuy nhiên, sau đó thị trường bất động sản ảm đạm nên các dự án này hầu như không được đề cập đến.
Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, tập đoàn Thiên Thanh đã đặt ra mục tiêu khá tham vọng là nắm quyền chi phối – điều ngành một ngân hàng thương mại nhằm chủ động nguồn vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho các dự án bất động sản của mình. Lúc đó, cái tên Thiên Thanh vẫn còn khá lạ lẫm.
Đến đầu năm 2013, Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh trở thành những cái tên đình đám khi dẫn đầu nhóm nhà đầu tư mua lại ngân hàng Đại Tín – Trustbank.
Sau khi hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, ông Phạm Công Danh lên nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ngân hàng Đại Tín được đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB. Vốn điều lệ nhanh chóng tăng từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng.
Khi đầu tư vào Trustbank, tỷ lệ sở hữu ban đầu của Thiên Thanh là xấp xỉ 10%, tương ứng lượng cổ phiếu có mệnh giá gần 300 tỷ đồng. Sau đó, Thiên Thanh và nhóm cổ đông liên quan tiếp tục góp thêm 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 7.500 đồng.
Trước khi bị bắt khoảng 1 tháng, ông Danh từng tiết lộ về kế hoạch chuẩn bị hoạt động kỷ niệm 50 năm chặng đường của Thiên Thanh vào tháng 10 tới.
|
Do đó, khi ngân hàng Nhà nước kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, Thiên Thanh đã chọn ngân hàng Đại Tín (Trust Bank) - tên gọi trước thời điểm tháng 5/2013 của ngân hàng Xây dựng để tái cấu trúc.
“Tôi đoán là các ngân hàng yếu kém thì rất khó khăn, đặc biệt là nợ xấu.
Tôi biết nợ xấu rất rõ nhưng suy nghĩ hơi chủ quan là mình có thể kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tham gia vào tái cơ cấu nhưng có một số bất đồng giữa nhóm cổ đông cũ và mới.
Với đề án phục vụ cho ngành xây dựng, việc một nhà sản xuất và phân phối như chúng tôi vươn lên thành nhà tổ chức rồi tham gia lĩnh vực ngân hàng là nỗ lực rất lớn. Một việc rất áp lực và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, là tháo gỡ 50.000 tỷ đồng bằng hàng hóa qua hình thức ngân hàng cấp tín dụng và giám sát 100%” - ông Danh chia sẻ với báo chí.
Hiện theo thông tin trên báo chí, bước đầu đã xác định nguyên nhân 3 nguyên lãnh đạo của Ngân hàng Xây dựng bị bắt giữ là do đã dùng sổ tiết kiệm của một doanh nghiệp để thế chấp 39 khoản vay tại VNCB; các chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản... Khi quá hạn, không có khả năng thu nợ, gây thiệt hại cho VNCB hàng ngàn tỉ đồng...
Châu Anh
Bình luận