(VTC News) - Đặng Lưu Việt Bảo - người đảm nhận vai Nam trong phim "Bao giờ cho đến tháng mười" chia sẻ: "Lê Vân có thân hình của một diễn viên múa, khuôn mặt thuần Việt, đôi mắt ướt và long lanh. Ai nhìn thấy cô ấy cũng sững người, gần như bất động".
"Bao giờ cho đến tháng mười" là tác phẩm của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ra mắt đầu năm 1984. Phim lọt vào danh sách 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại do tạp chí CNN (Mỹ) bình chọn.
Nghệ sỹ Đặng Lưu Việt Bảo vào vai Nam - người chồng đã hy sinh của Duyên. Dù xuất hiện trong phim không nhiều, nhưng diễn xuất của ông đã chạm tới trái tim của người yêu điện ảnh.
Hơn 30 năm trôi qua, Đặng Lưu Việt Bảo giờ đã là một trong những đạo diễn được đồng nghiệp đánh giá cao và các tác phẩm của ông luôn được công chúng nhiệt tình đón nhận.
Hơn 30 năm trôi qua, Đặng Lưu Việt Bảo giờ đã là một trong những đạo diễn được đồng nghiệp đánh giá cao và các tác phẩm của ông luôn được công chúng nhiệt tình đón nhận.
Trong cuộc trò chuyện với VTC News, ông bồi hồi nhớ lại những ký ức đẹp khi đóng phim "Bao giờ cho đến tháng mười", những kỷ niệm với người bạn diễn Lê Vân và những trắc trở trong cuộc sống riêng, niềm đam mê mãnh liệt với điện ảnh.
Diễn viên Đặng Lưu Việt Bảo - người hóa thân thành nhân vật Nam - trong phim "Bao giờ cho đến tháng 10" |
- Có thông tin, ông được giao vai thày giáo Khang trong phim "Bao giờ cho đến tháng mười", nhưng ông từ chối và chỉ xin đảm nhận vai liệt sỹ Nam. Lý do gì khiến ông đưa ra quyết định trên?
Đạo diễn Đặng Nhật Minh chuẩn bị rất kỹ cho từng nhân vật trong phim, đặc biệt là với hai nhân vật chính. Hội đồng nghệ thuật, Ban giám đốc đã đồng ý giao vai Duyên cho Lê Vân và thày giáo Khang cho Hữu Mười.
Tuy nhiên, khi phim quay được mẻ nháp đầu tiên, Ban giám đốc và đạo diễn có ý định thay đổi vai thày giáo Khang. Lúc đó, tôi đang chơi tennis ở sân Khúc Hạo, người trong đoàn làm phim gọi tôi lên có việc gấp.
Ban giám đốc và đạo diễn Đặng Nhật Minh yêu cầu tôi đóng vai thày giáo. Tôi không nhận mà chỉ muốn được đóng vai Nam - người chồng đã mất của Duyên. Khi đọc kịch bản, tôi rất thích nhân vật này, dù xuất hiện ít nhưng ấn tượng.
Ban giám đốc và đạo diễn Đặng Nhật Minh yêu cầu tôi đóng vai thày giáo. Tôi không nhận mà chỉ muốn được đóng vai Nam - người chồng đã mất của Duyên. Khi đọc kịch bản, tôi rất thích nhân vật này, dù xuất hiện ít nhưng ấn tượng.
Lý do là phim đã quay. Tôi không thể nhảy vào cướp vai của bạn (Tôi và Hữu Mười cùng học lớp diễn viên khóa 2 của trường Sân khấu Điện ảnh). Thế nên dù ban giám đốc và đạo diễn thuyết phục thế nào, tôi cũng không nhận.
Tôi rất ngạc nhiên vì bạn biết chi tiết trên. Có lẽ tới giờ, người trong cuộc cũng không hay biết về cuộc họp thay vai này.
Tôi rất ngạc nhiên vì bạn biết chi tiết trên. Có lẽ tới giờ, người trong cuộc cũng không hay biết về cuộc họp thay vai này.
- Trong cảnh quay Nam gặp Duyên ở bến sông, dù lên hình chỉ một vài giây nhưng lý do gì ông đề xuất làm sạch cả bến sông?
Ở cảnh quay này, đạo diễn và họa sĩ tìm được bối cảnh rất đẹp bên bờ sông, có cây đa, bến nước và một ngôi miếu nhỏ. Tuy nhiên, bờ sông có nhiều rác và vỏ hến, nếu chỉ tổ dựng cảnh quét dọn thì rất mất thời gian.
Thời bao cấp, làm phim chi một đồng phát sinh cũng phải xin phép và phải được nhiều người phê duyệt, rất phiền hà, nên thay vì thuê người, tôi huy động cả đoàn làm phim ra làm sạch bờ sông.
Thời bao cấp, làm phim chi một đồng phát sinh cũng phải xin phép và phải được nhiều người phê duyệt, rất phiền hà, nên thay vì thuê người, tôi huy động cả đoàn làm phim ra làm sạch bờ sông.
Sau đó, tôi dùng cát-xê đóng vai Nam chiêu đãi anh em. Thế là cả đoàn hò reo vui vẻ. Bờ sông chỉ một loáng đã sạch đẹp. Đúng là không có gì bằng sức mạnh đoàn kết.
Nghệ sĩ Đặng Lưu Việt Bảo và Lê Vân trong phim "Bao giờ cho đến tháng mười" |
- Khán giả xem phim "Bao giờ cho đến tháng mười" rất ấn tượng với cảnh Duyên và Nam gặp nhau ở chợ Âm phủ. Ông có thể chia sẻ về cảnh quay này?
Trước khi quay cảnh trên, tôi yêu cầu bộ phận hóa trang biến khuôn mặt tôi trắng bệch như sáp, lúc quay phải có khói nhang phảng phất. Tôi giữ ánh mắt bất động và Lê Vân không được chạm vào tôi, những chi tiết đó để nhấn mạnh âm dương cách biệt.
Cảnh quay này ngắn nhưng câu nói của nhân vật Nam khi ấy lại là thông điệp chính của phim: "Những người ngã xuống vì đất nước, chỉ mong người sống được hạnh phúc". Tôi và Lê Vân rất tập trung khi diễn.
- Đóng chung với Lê Vân - người đàn bà đẹp của điện ảnh Việt Nam - có khi nào tâm hồn ông xao động?
Thời đó, Lê Vân đóng phim nào cũng để lại ấn tượng mạnh với khán giả. Cô có thân hình của một diễn viên múa, khuôn mặt thuần Việt, đôi mắt ướt và long lanh. Ai nhìn thấy Lê Vân cũng sững người, gần như bất động.
Tôi lúc trẻ hay mặc cảm, thiếu tự tin nên rất ngại gặp những cô gái xinh đẹp. Nếu có gặp, tôi cũng không dám nhìn thẳng vào mắt họ. Tính tôi nhút nhát có lẽ vì là con một trong gia đình quân nhân, ít tiếp xúc với bạn khác giới.
Thế nên, khi làm việc với Lê Vân, tôi gần như không nói chuyện. Cả hai chỉ tiếp xúc trong các cảnh quay. Lê Vân rất thông minh, luôn thuộc thoại và chủ động trong diễn xuất.
Khi diễn cùng, tôi mới dám nhìn vào đôi mắt to, đẹp của cô ấy. Lúc đó, tôi không còn là mình nữa, mà thực sự là Nam - chồng của cô Duyên. Hình như sau này, Lê Vân có khen tôi có đôi mắt nâu rất đẹp (cười).
Khi diễn cùng, tôi mới dám nhìn vào đôi mắt to, đẹp của cô ấy. Lúc đó, tôi không còn là mình nữa, mà thực sự là Nam - chồng của cô Duyên. Hình như sau này, Lê Vân có khen tôi có đôi mắt nâu rất đẹp (cười).
Lê Vân là cô gái rất kín kẽ, không hay bộc lộ cảm xúc nên ít người hiểu về cô, mặc dù có làm việc chung.
- Sau "Bao giờ cho đến tháng mười", ông có gặp lại Lê Vân và các thành viên khác trong đoàn làm phim?
Sau bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh, tôi và Lê Vân còn đóng chung trong "Tọa độ chết" - phim hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam. Tình cờ, chúng tôi lại vào vai vợ chồng.
Tới phim này, chúng tôi thân nhau hơn. Cả hai rất quý và tôn trọng nhau. Giữa chúng tôi có tình bạn, tình đồng nghiệp và những kỷ niệm đẹp. Tôi và Lê Vân có lần cùng bước lên bục danh dự để kéo cờ khai mạc Liên hoan phim Toàn quốc.
Tuy nhiên, sau đó vì mỗi người có công việc và cuộc sống riêng, chúng tôi ít gặp lại nhau. Trong một cuộc họp của Hội điện ảnh, tôi có gặp lại Lê Vân. Lúc đó, cô ấy hỏi: "Anh nghĩ gì về Vân?". Tôi lúng túng một lúc rồi mới trả lời: "Anh nhớ ai đó đã nói rằng, con người ta được chia ra làm ba loại. Loại thứ nhất là thần tượng, loại thứ hai là bạn, làm vợ hoặc làm chồng, loại thứ 3 là nhìn đã ghét".
Rất nhanh, cô ấy hỏi lại: "Vậy Vân thuộc loại nào?". Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt đang toát lên vẻ chờ đợi của cô ấy và trả lời: "Thần tượng".
Lê Vân ngạc nhiên, hai tay ôm mặt và khẽ hỏi: "Tại sao?". Tôi trả lời: "Bởi thần tượng là để được ngắm nhìn và tôn trọng. Người ta luôn nghĩ những điều tốt đẹp về thần tượng và sẵn sàng bênh vực thần tượng, không cho ai nói xấu".
Lê Vân ngạc nhiên, hai tay ôm mặt và khẽ hỏi: "Tại sao?". Tôi trả lời: "Bởi thần tượng là để được ngắm nhìn và tôn trọng. Người ta luôn nghĩ những điều tốt đẹp về thần tượng và sẵn sàng bênh vực thần tượng, không cho ai nói xấu".
Đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo |
- Đạo diễn Đặng Nhật Minh nổi tiếng là khó tính. Khi làm việc chung, ông có gặp khó khăn?
Đặng Nhật Minh là đạo diễn yêu nghề, sẵn sàng sống chết với nghề. Ông làm việc chăm chỉ và luôn lắng nghe ý kiến của những người xung quanh.
Tôi chỉ có cơ hội làm việc chung với đạo diễn Đặng Nhật Minh trong phim "Bao giờ cho đến tháng mười", trên trường quay, ông luôn để tôi chủ động diễn xuất. Vai diễn của tôi nhỏ nhưng sau này khi có dịp gặp lại, ông vẫn quan tâm, hỏi han về công việc và cuộc sống của tôi. Chúng tôi nói ít nhưng rất hiểu nhau.
Trong phần sau của cuộc trò chuyện, ông Đặng Lưu Việt Bảo chia sẻ quyết định làm đạo diễn, về những diễn viên tay ngang được ông phát hiện như Lý Nhã Kỳ, Trương Minh Cường, Diễm My 9X, Kim Tuyến....Ông cũng hé lộ về đổ vỡ trong cuộc sống hôn nhân với người vợ mà tới bây giờ, khi mỗi người đi một ngả, ông vẫn gọi bà là "Vàng mười".
Thu Giang (thực hiện)
Bình luận