(VTC News) - Nhiều báo châu Âu đưa tin, những mẫu điện thoại cổ như Nokia, Ericsson, Motorola đang gây sốt trở lại với mức giá cao nhất dành cho một chiếc lên tới 1.000 euro.
Kiểu dáng nhỏ gọn, pin xài hết tuần mới phải sạc và "nồi đồng cối đá" đến mức khó mà bị phá hủy, những mẫu điện thoại đời cũ Nokia, Ericsson, Motorola đang trở thành hàng hot đối với những người tiêu dùng cảm thấy mệt mỏi vì các mẫu điện thoại thông minh quá nhiều tính năng và mong manh, dễ vỡ.
Chẳng có ứng dụng nào, cũng không có thoại hình hay các biểu tượng cảm xúc, Nokia 3310 hay Motorola StarTec 130 chỉ cho phép nhắn tin và gọi thông thường. Nhưng nhu cầu đối với các mẫu điện thoại cũ này đang ngày càng tăng, theo ghi nhận của nhiều báo chí khắp châu Âu. Có mẫu được bán với mức giá cao, lên tới 1.000 euro (gần 30 triệu đồng).
"Một số người chẳng thèm quan tâm mức giá là bao nhiêu. Trên thực tế, chúng tôi có những mẫu điện thoại cũ giá hơn 1.000 euro. Giá cao như vậy là do những mẫu điện thoại trên chỉ được xuất xưởng với số lượng hạn chế trước đó nên giờ đây, rất khó để tìm lại chúng", Djassen Haddad, chủ trang web vintagemobile.fr cho hay.
Kinh doanh những mẫu điện thoại đời cũ có vẻ là một thị trường nhỏ hẹp nhưng từ năm ngoái, việc làm ăn buôn bán với Haddad vô cùng thuận lợi. Chỉ trong vòng 2-3 năm qua, anh đã bán được hơn 1.000 điện thoại "cục gạch" với mức tăng trưởng rõ rệt tính từ đầu năm 2013. Haddad chia sẻ: "Nhóm người tiêu dùng cao tuổi luôn tìm kiếm những điện thoại đơn giản, trong khi những người khác muốn dùng thêm một điện thoại thứ hai giá cả phải chăng".
Trong số những điện thoại cổ đắt khách nhất trên trang web của Haddad, có Nokia 8210 với màn hình đen trắng bé xíu và những nút bấm bằng nhựa. Chiếc điện thoại được bán với giá 90 AUD (gần 1,8 triệu đồng).
Điều nực cười ở chỗ, xu hướng xài điện thoại đời cũ chỉ bắt đầu khi ngành công nghiệp viễn thông cho rằng những "cục gạch" như vậy chỉ có thể cho vào tái chế vì điện thoại thông minh mới là bước tiến tương lai.
Người khổng lồ Nokia, từng là công ty sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới trước khi iPhone của Apple và Galaxy của Samsung làm mưa làm gió trên thị trường, đã chuyển giao mảng điện thoại di động cho Microsoft, do không thể bắt kịp làn sóng smartphone.
Nhưng có thể chính xu hướng không thể tránh khỏi này lại đem tới cho những điện thoại đời cổ cơ hội để tái xuất một cách bất ngờ.
Khánh Huyền (theo News)
>> ĐỌC TIẾP... Kiểu dáng nhỏ gọn, pin xài hết tuần mới phải sạc và "nồi đồng cối đá" đến mức khó mà bị phá hủy, những mẫu điện thoại đời cũ Nokia, Ericsson, Motorola đang trở thành hàng hot đối với những người tiêu dùng cảm thấy mệt mỏi vì các mẫu điện thoại thông minh quá nhiều tính năng và mong manh, dễ vỡ.
Chẳng có ứng dụng nào, cũng không có thoại hình hay các biểu tượng cảm xúc, Nokia 3310 hay Motorola StarTec 130 chỉ cho phép nhắn tin và gọi thông thường. Nhưng nhu cầu đối với các mẫu điện thoại cũ này đang ngày càng tăng, theo ghi nhận của nhiều báo chí khắp châu Âu. Có mẫu được bán với mức giá cao, lên tới 1.000 euro (gần 30 triệu đồng).
Xài điện thoại cũ, như chiếc Nokia 3310 trong hình, đang là trào lưu ở nhiều nước châu Âu. |
Kinh doanh những mẫu điện thoại đời cũ có vẻ là một thị trường nhỏ hẹp nhưng từ năm ngoái, việc làm ăn buôn bán với Haddad vô cùng thuận lợi. Chỉ trong vòng 2-3 năm qua, anh đã bán được hơn 1.000 điện thoại "cục gạch" với mức tăng trưởng rõ rệt tính từ đầu năm 2013. Haddad chia sẻ: "Nhóm người tiêu dùng cao tuổi luôn tìm kiếm những điện thoại đơn giản, trong khi những người khác muốn dùng thêm một điện thoại thứ hai giá cả phải chăng".
Trong số những điện thoại cổ đắt khách nhất trên trang web của Haddad, có Nokia 8210 với màn hình đen trắng bé xíu và những nút bấm bằng nhựa. Chiếc điện thoại được bán với giá 90 AUD (gần 1,8 triệu đồng).
Điện thoại di động đời cũ Motorola cũng đang rất hút khách. |
Người khổng lồ Nokia, từng là công ty sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới trước khi iPhone của Apple và Galaxy của Samsung làm mưa làm gió trên thị trường, đã chuyển giao mảng điện thoại di động cho Microsoft, do không thể bắt kịp làn sóng smartphone.
Nhưng có thể chính xu hướng không thể tránh khỏi này lại đem tới cho những điện thoại đời cổ cơ hội để tái xuất một cách bất ngờ.
Khánh Huyền (theo News)
Bình luận