(VTC News)- Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, cách tính mới đã nhận được sự nhất trí của 100% thành viên Hội đồng điểm sàn quốc gia.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, với mức điểm sàn này, hệ đại học có gần 400.000 thí sinh có điểm dưới sàn (khối A gần 161.000; khối A1 hơn 49.000; khối B gần 87.000; khối C 26.000 và khối D1 hơn 71.000). Số thí sinh này sẽ không có cơ hội học tập tại các trường đại học trong cả nước.
Trong khi đó, ở hệ cao đẳng, số thí sinh trượt ước tính 215.000 (khối A 51.500; khối A1 hơn 20.000; khối B 66.500; khối C hơn 13.700; và khối D1 hơn 63.000).
Như vậy, ở cả hệ đại học và cao đẳng có hơn 600.000 thí sinh dưới điểm sàn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, điểm thi của các thí sinh năm nay cao trong khi điểm sàn lấy tương đương năm trước nên số dư dôi so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh lên tới 238.000 thí sinh, tăng gần 100.000 thí sinh so với năm 2012.
Điểm sàn được xác định thế nào?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng chia sẻ, năm nay Hội đồng điểm sàn quyết định xác định điểm sàn theo cách mới, dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây).
Trước đó Hội đồng điểm sàn đã phải phân tích 4 phương án: Phương án thứ nhất là tổng điểm bình quân của thí sinh. Phương án hai là bình quân tổng điểm. Phương án ba là điểm cực đại của phổ điểm và phương án cuối là phương án truyền thống đã làm 8 năm nay.
Sau khi phân tích Hội đồng điểm sàn thấy rằng phương án thứ nhất là phù hợp, phương án này nguồn dư lớn, đảm bảo được nguồn tuyển. Đây là chỉ tiêu tối đa, các trường không được vượt quá chỉ tiêu này.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, cách tính mới đã nhận được sự nhất trí của 100% thành viên Hội đồng điểm sàn quốc gia.
Năm nay Bộ GD-ĐT sẽ công bố công khai phổ điểm để cho xã hội cùng kiểm tra, tính toán, giám sát chất lượng của thí sinh. Các thành viên Hội đồng cũng rất hài lòng về cách tính phương án điểm sàn mới.
Riêng với bậc bậc cao đẳng, như mọi năm điểm sàn thường thấp hơn đại học 3 điểm, nếu như vậy khối D1 là 10,5 điểm, tuy nhiên Hội đồng điểm sàn cũng thấy rằng phải nên nhất quán điểm sàn cao đẳng để tránh lộn xộn.
Nhiều phóng viên cũng băn khoăn đặt câu hỏi liệu có mức điểm sàn riêng cho các thí sinh dự thi hệ liên thông hay không? Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định : “Hội đồng điểm sàn quốc gia đã nhất trí điểm sàn liên thông bằng điểm sàn của đại học, cao đẳng tương ứng”.
Tuy nhiên, việc chọn điểm chuẩn vào các ngành có liên thông do hiệu trưởng các trường quyết định, Bộ GD-ĐT không có quy định là phải nhất thiết có điểm chuẩn vào ngành như đối với hệ chính quy.
Như vậy, các thí sinh dự thi hệ liên thông cũng sẽ phải đạt trên mức điểm sàn nếu muốn đỗ đại học.
Gần 400.000 thí sinh trượt đại học
Sáng nay, Bộ GD-ĐT đã công bố điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2013 với điểm cụ thể các khối như sau: Khối A, A1: 13; Khối B, C: 14; Khối D1: 13.5. Điểm sàn hệ cao đẳng năm 2013 như sau: Khối A, A1: 10; Khối B, C:11; Khối D1: 10
Với điểm sàn vừa được công bố, cả nước có gần 400.000 thí sinh trượt đại học |
Trong khi đó, ở hệ cao đẳng, số thí sinh trượt ước tính 215.000 (khối A 51.500; khối A1 hơn 20.000; khối B 66.500; khối C hơn 13.700; và khối D1 hơn 63.000).
Như vậy, ở cả hệ đại học và cao đẳng có hơn 600.000 thí sinh dưới điểm sàn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, điểm thi của các thí sinh năm nay cao trong khi điểm sàn lấy tương đương năm trước nên số dư dôi so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh lên tới 238.000 thí sinh, tăng gần 100.000 thí sinh so với năm 2012.
Điểm sàn được xác định thế nào?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng chia sẻ, năm nay Hội đồng điểm sàn quyết định xác định điểm sàn theo cách mới, dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây).
Trước đó Hội đồng điểm sàn đã phải phân tích 4 phương án: Phương án thứ nhất là tổng điểm bình quân của thí sinh. Phương án hai là bình quân tổng điểm. Phương án ba là điểm cực đại của phổ điểm và phương án cuối là phương án truyền thống đã làm 8 năm nay.
Sau khi phân tích Hội đồng điểm sàn thấy rằng phương án thứ nhất là phù hợp, phương án này nguồn dư lớn, đảm bảo được nguồn tuyển. Đây là chỉ tiêu tối đa, các trường không được vượt quá chỉ tiêu này.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, cách tính mới đã nhận được sự nhất trí của 100% thành viên Hội đồng điểm sàn quốc gia.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết cách thức tính điểm sàn mới đảm bảo nguồn tuyển dồi dào cho các trường top dưới (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Năm nay Bộ GD-ĐT sẽ công bố công khai phổ điểm để cho xã hội cùng kiểm tra, tính toán, giám sát chất lượng của thí sinh. Các thành viên Hội đồng cũng rất hài lòng về cách tính phương án điểm sàn mới.
Riêng với bậc bậc cao đẳng, như mọi năm điểm sàn thường thấp hơn đại học 3 điểm, nếu như vậy khối D1 là 10,5 điểm, tuy nhiên Hội đồng điểm sàn cũng thấy rằng phải nên nhất quán điểm sàn cao đẳng để tránh lộn xộn.
Nhiều phóng viên cũng băn khoăn đặt câu hỏi liệu có mức điểm sàn riêng cho các thí sinh dự thi hệ liên thông hay không? Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định : “Hội đồng điểm sàn quốc gia đã nhất trí điểm sàn liên thông bằng điểm sàn của đại học, cao đẳng tương ứng”.
Tuy nhiên, việc chọn điểm chuẩn vào các ngành có liên thông do hiệu trưởng các trường quyết định, Bộ GD-ĐT không có quy định là phải nhất thiết có điểm chuẩn vào ngành như đối với hệ chính quy.
Như vậy, các thí sinh dự thi hệ liên thông cũng sẽ phải đạt trên mức điểm sàn nếu muốn đỗ đại học.
Phạm Thịnh
Bình luận