Nổi tiếng về hàng nhái nhưng Trung Quốc hiện vẫn sở hữu 5 loại vũ khí mới và nguy hiểm không thể xem thường được.
Người ta có xu hướng coi vũ khí Trung Quốc chỉ là hàng nhái theo thiết bị của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh hoặc được sản xuất dựa trên công nghệ ăn cắp từ phương Tây.
Trong các vũ khí khủng của Trung Quốc có một tàu sân bay là hàng “bãi rác” mua lại của Ukraine và hai máy bay thế hệ thứ 5 mô phỏng các tiêm kích cơ tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ.
Nhưng với chi phí quân sự gia tăng và tham vọng mở rộng ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã và đang trang bị cho lực lượng của mình một số thiết bị rất đáng chú ý.
Xe tăng địa hình ZTQ
Hiện có ít thông tin về vũ khí mới này của Trung Quốc. Mới có một số bức ảnh cho thấy xe đang chạy trên sa mạc, đồi núi hoặc tọa lạc trên toa xe lửa. Xe có một tháp pháo kiểu phương Tây và có vẻ được trang bị pháo nòng cỡ 105mm.
ZRQ có lẽ được dùng làm vũ khí hỗ trợ hỏa lực cho quân đổ bộ đường không và các lực lượng khác không có điều kiện tiếp cận vũ khí hạng nặng hoặc sự hỗ trợ hậu cần.
ZTQ có thể là vũ khí lý tưởng cho quân Trung Quốc đồn trú dọc theo biên giới với Trung Quốc ở dãy Himalaya hoặc ở rừng rậm tiếp giáp với các nước Đông Nam Á.
Trong bối cảnh các xe tăng mà Trung Quốc triển khai ở vùng biên cương hiện nay chủ yếu là xe T59 đã 50 tuổi (nhái theo xe T55 của Liên Xô) hay xe tăng hạng nhẹ T62, ZTQ sẽ tạo ra một sự nâng cấp đáng kể trong kho vũ khí Trung Quốc.
Tên lửa hạt nhân trên xe tải
Cuối Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ bắt đầu dự án tên lửa hạt nhân Midgetman đã được thu nhỏ để có thể phóng đi từ một xe tải cỡ lớn, gọi tắt là xe TEL.
Dự án này củng cố kho vũ khí Mỹ dùng để đối phó với một cuộc chiến tranh hạt nhân giả định.
Bất chấp việc thử nghiệm và triển khai thành công, dự án này đã bị hủy bỏ vào năm 1992 sau khi đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô tan rã.
Các quan chức quốc phòng Trung Quốc nhìn nhận vấn đề này theo cách khác. Trong khi kho hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ - được cho là chỉ có vài trăm đầu đạn hạt nhân so với vài ngàn của Nga và của Mỹ - Trung Quốc vẫn cật lực tìm cách nâng cấp các tên lửa và hệ thống phóng của mình.
Trong thời gian dài Trung Quốc đã triển khai các tên lửa hạt nhân có thể vươn tới Bắc Mỹ từ các xe tải TEL. Năm ngoái, quân đội Trung Quốc công bố một bức ảnh một chiếc xe TEL mới có thể mang tên lửa DF-31B – loại tên lửa mang tới 10 đầu đạn MIRV.
Theo Richard Fischer thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, xe TEL mới là rất đáng lưu tâm vì nó là loại xe tác chiến được trên các loại địa hình. Điều này đồng nghĩa với việc lực lượng tên lửa Trung Quốc có thêm nhiều lựa chọn khi tìm địa điểm phóng tên lửa.
Chiến hạm “Tuần duyên” phát triển đầy đủ
Năm 2015, các báo cáo cho biết một đôi tàu tuần duyên trên 10.000 tấn đang được đóng ở xưởng tàu Jiangnan của Thượng Hải. Hai con tàu lớp này rộng hơn tàu tuần duyên lớn nhất của Mỹ tới 2 lần.
Các tàu này có bề ngoài được vũ trang hạng nhẹ nhưng bù lại có khả năng chở lượng lớn thiết bị, hàng hóa và người trên cự ly lớn. Các tàu này cũng có khả năng chở các máy bay trực thăng đa nhiệm Z-8 mang người và vật liệu một cách rất nhanh chóng mà không cần có hải cảng.
Khi được lắp đặt đầy đủ, các tàu mới này sẽ nặng hơn tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga tới 50%. Tàu Mỹ có lượng giãn nước là khoảng 9.800 tấn.
Tàu Trung Quốc có lẽ gần nhất với tàu lớp Shikishima của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Mỗi tàu này có lượng giãn nước 9.000 tấn và có khả năng tới được châu Âu mà không cần tiếp tế.
Một tàu đổ bộ đệm không khí 450 tấn
Trung Quốc không chế tạo ra tàu này (lớp Zubr) nhưng đã mua một chiếc cho hạm đội của mình.
Với lượng giãn nước 450 tấn, và độ dài gần 61m, tàu Zubr lớn gấp 3 lần tàu tốt nhất kế tiếp là tàu LCAC của hải quân Mỹ. Tàu Zubr có thể chở 3 xe tăng so với LCAC chỉ chở được một chiếc, 8 xe thiết giáp chở quân hay 375 lính vũ trang đầy đủ.
Với kích thước lớn và tốc độ cao – có khả năng di chuyển qua vùng nước cuộn sóng ở tốc độ 321km/h, cộng thêm vũ khí hạng nặng, gồm tháp pháo trang bị tên lửa mặt đất và phòng không, tàu Zubr là vũ khí lý tưởng để giải quyết một vấn đề đặc thù của Trung Quốc: Làm thế nào để đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan.
Bờ biển phía tây của đảo Đài Loan giống như đầm lầy khiến cho đổ bộ đường biển theo kiểu truyền thống sẽ khó khăn, nhưng lại không gây trở ngại đáng kể nào cho các tàu đệm không khí.
Trung Quốc đã mua 2 tàu đệm Zubr của Ukraine, cùng với giấy phép để chế tạo tàu loại này ở ngay trong nước.
Tên lửa đạn đạo chống hạm
Bất chấp sự mở rộng nhanh chóng trong hai thập kỷ vừa qua, trong tương lai gần, hải quân Trung Quốc vẫn cứ lạc hậu so với Mỹ - quốc gia vận hành nhiều hạm đội trên toàn thế giới.
Cũng giống như Liên Xô trước đây, Trung Quốc tìm cách san phẳng sân chơi với các nước lớn bằng việc sử dụng thật nhiều tên lửa chống hạm tầm xa để đối phó với hạm đội phương Tây.
Tuy nhiên chiến lược này có nhược điểm: Với vũ khí phòng không cải tiến, thậm chí cả một bầy tên lửa siêu thanh cũng có thể không đủ sức đánh chìm một tàu sân bay Mỹ.
Đây chính là lý do cho sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM). Không dễ ngắm bắn một vật thể di động như là tàu chiến bằng một tên lửa đạn đạo, nhưng ngược lại, việc phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo có tốc độ và đường bay riêng cũng là một thách thức khó khăn không kém.
Dự án phát triển vũ khí loại này bắt đầu vào thập niên 1970, ban đầu là dự án của Liên Xô, mang tên R-27K. Tuy nhiên vũ khí này chưa bao giờ được triển khai do một hiệp ước giới hạn số lượng tên lửa đạn đạo.
Khôngg bị giới hạn như Liên Xô, Trung Quốc đã tích cực theo đuổi ý tưởng xây dựng năng lực đập tan các tàu quân sự trị giá nhiều tỷ USD từ trên cao. Năm 2010, tên lửa ASBM đầu tiên trên thế giới – tên lửa DF-21D, bắt đầu hoạt động.
Nó có tầm bay 1.448km và mang nhiều đầu đạn có khả năng điều chỉnh đường bay để bám sát mục tiêu di động. Theo Viện Hải quân Mỹ, một quả tên lửa đánh trúng mục tiêu là đủ sức phá hủy tàu sân bay.
Nguồn: VOV
Người ta có xu hướng coi vũ khí Trung Quốc chỉ là hàng nhái theo thiết bị của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh hoặc được sản xuất dựa trên công nghệ ăn cắp từ phương Tây.
Trong các vũ khí khủng của Trung Quốc có một tàu sân bay là hàng “bãi rác” mua lại của Ukraine và hai máy bay thế hệ thứ 5 mô phỏng các tiêm kích cơ tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ.
Nhưng với chi phí quân sự gia tăng và tham vọng mở rộng ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã và đang trang bị cho lực lượng của mình một số thiết bị rất đáng chú ý.
Xe tăng địa hình ZTQ
Hiện có ít thông tin về vũ khí mới này của Trung Quốc. Mới có một số bức ảnh cho thấy xe đang chạy trên sa mạc, đồi núi hoặc tọa lạc trên toa xe lửa. Xe có một tháp pháo kiểu phương Tây và có vẻ được trang bị pháo nòng cỡ 105mm.
Xe tăng hạng nhẹ ZTQ được chuyên chở bằng đường sắt |
ZTQ có thể là vũ khí lý tưởng cho quân Trung Quốc đồn trú dọc theo biên giới với Trung Quốc ở dãy Himalaya hoặc ở rừng rậm tiếp giáp với các nước Đông Nam Á.
Trong bối cảnh các xe tăng mà Trung Quốc triển khai ở vùng biên cương hiện nay chủ yếu là xe T59 đã 50 tuổi (nhái theo xe T55 của Liên Xô) hay xe tăng hạng nhẹ T62, ZTQ sẽ tạo ra một sự nâng cấp đáng kể trong kho vũ khí Trung Quốc.
Tên lửa hạt nhân trên xe tải
Cuối Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ bắt đầu dự án tên lửa hạt nhân Midgetman đã được thu nhỏ để có thể phóng đi từ một xe tải cỡ lớn, gọi tắt là xe TEL.
Dự án này củng cố kho vũ khí Mỹ dùng để đối phó với một cuộc chiến tranh hạt nhân giả định.
Bất chấp việc thử nghiệm và triển khai thành công, dự án này đã bị hủy bỏ vào năm 1992 sau khi đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô tan rã.
Các quan chức quốc phòng Trung Quốc nhìn nhận vấn đề này theo cách khác. Trong khi kho hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ - được cho là chỉ có vài trăm đầu đạn hạt nhân so với vài ngàn của Nga và của Mỹ - Trung Quốc vẫn cật lực tìm cách nâng cấp các tên lửa và hệ thống phóng của mình.
Trong thời gian dài Trung Quốc đã triển khai các tên lửa hạt nhân có thể vươn tới Bắc Mỹ từ các xe tải TEL. Năm ngoái, quân đội Trung Quốc công bố một bức ảnh một chiếc xe TEL mới có thể mang tên lửa DF-31B – loại tên lửa mang tới 10 đầu đạn MIRV.
Theo Richard Fischer thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, xe TEL mới là rất đáng lưu tâm vì nó là loại xe tác chiến được trên các loại địa hình. Điều này đồng nghĩa với việc lực lượng tên lửa Trung Quốc có thêm nhiều lựa chọn khi tìm địa điểm phóng tên lửa.
Chiến hạm “Tuần duyên” phát triển đầy đủ
Năm 2015, các báo cáo cho biết một đôi tàu tuần duyên trên 10.000 tấn đang được đóng ở xưởng tàu Jiangnan của Thượng Hải. Hai con tàu lớp này rộng hơn tàu tuần duyên lớn nhất của Mỹ tới 2 lần.
Tàu tuần duyên mới của Trung Quốc |
Khi được lắp đặt đầy đủ, các tàu mới này sẽ nặng hơn tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga tới 50%. Tàu Mỹ có lượng giãn nước là khoảng 9.800 tấn.
Tàu Trung Quốc có lẽ gần nhất với tàu lớp Shikishima của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Mỗi tàu này có lượng giãn nước 9.000 tấn và có khả năng tới được châu Âu mà không cần tiếp tế.
Một tàu đổ bộ đệm không khí 450 tấn
Trung Quốc không chế tạo ra tàu này (lớp Zubr) nhưng đã mua một chiếc cho hạm đội của mình.
Tàu đổ bộ đệm không khí Zubr |
Với kích thước lớn và tốc độ cao – có khả năng di chuyển qua vùng nước cuộn sóng ở tốc độ 321km/h, cộng thêm vũ khí hạng nặng, gồm tháp pháo trang bị tên lửa mặt đất và phòng không, tàu Zubr là vũ khí lý tưởng để giải quyết một vấn đề đặc thù của Trung Quốc: Làm thế nào để đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan.
Bờ biển phía tây của đảo Đài Loan giống như đầm lầy khiến cho đổ bộ đường biển theo kiểu truyền thống sẽ khó khăn, nhưng lại không gây trở ngại đáng kể nào cho các tàu đệm không khí.
Trung Quốc đã mua 2 tàu đệm Zubr của Ukraine, cùng với giấy phép để chế tạo tàu loại này ở ngay trong nước.
Tên lửa đạn đạo chống hạm
Bất chấp sự mở rộng nhanh chóng trong hai thập kỷ vừa qua, trong tương lai gần, hải quân Trung Quốc vẫn cứ lạc hậu so với Mỹ - quốc gia vận hành nhiều hạm đội trên toàn thế giới.
Cũng giống như Liên Xô trước đây, Trung Quốc tìm cách san phẳng sân chơi với các nước lớn bằng việc sử dụng thật nhiều tên lửa chống hạm tầm xa để đối phó với hạm đội phương Tây.
Tuy nhiên chiến lược này có nhược điểm: Với vũ khí phòng không cải tiến, thậm chí cả một bầy tên lửa siêu thanh cũng có thể không đủ sức đánh chìm một tàu sân bay Mỹ.
Đây chính là lý do cho sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM). Không dễ ngắm bắn một vật thể di động như là tàu chiến bằng một tên lửa đạn đạo, nhưng ngược lại, việc phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo có tốc độ và đường bay riêng cũng là một thách thức khó khăn không kém.
Dự án phát triển vũ khí loại này bắt đầu vào thập niên 1970, ban đầu là dự án của Liên Xô, mang tên R-27K. Tuy nhiên vũ khí này chưa bao giờ được triển khai do một hiệp ước giới hạn số lượng tên lửa đạn đạo.
Khôngg bị giới hạn như Liên Xô, Trung Quốc đã tích cực theo đuổi ý tưởng xây dựng năng lực đập tan các tàu quân sự trị giá nhiều tỷ USD từ trên cao. Năm 2010, tên lửa ASBM đầu tiên trên thế giới – tên lửa DF-21D, bắt đầu hoạt động.
Nó có tầm bay 1.448km và mang nhiều đầu đạn có khả năng điều chỉnh đường bay để bám sát mục tiêu di động. Theo Viện Hải quân Mỹ, một quả tên lửa đánh trúng mục tiêu là đủ sức phá hủy tàu sân bay.
Nguồn: VOV
Bình luận