• Zalo

Điểm mặt ‘thủ phạm’ gây đau đớn khi ‘yêu’

Sức khỏeThứ Sáu, 10/02/2017 16:04:00 +07:00Google News

“Chuyện ấy” là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống vợ chồng nhưng không ít chị em lại cảm thấy đau đớn khi “yêu”.

Theo thông tin từ Hội sản phụ khoa Mỹ, có 3 trong 4 người phụ nữ thường đau hoặc có cảm giác khó chịu khi làm "chuyện ấy". Cơn đau và cảm giác khó chịu thường xảy ra ở "cô bé" hoặc khu vực xung quanh đấy. Hiện tượng này thường kéo dài tới vùng thắt lưng, xương chậu và thậm chí là tử cung, bàng quang.

chuyen-ay

Không ít chị em cảm thấy đau đớn khi "yêu"

Bên cạnh việc không thỏa mãn khi quan hệ, việc đau khi “yêu” còn mang tới những cảm xúc tiêu cực với cả hai vợ chồng. Do đó, để đảm bảo sự viên mãn các cặp đôi cần phải tìm thủ phạm gây đau đớn khi "yêu" để khắc phục tình trạng này. Sau đây là 11 nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đớn khi "yêu".

Vấn đề về da

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đớn khi "yêu" là tình trạng loét ở vùng nhạy cảm. Ngoài ra, viêm da và các phản ứng dị ứng do sự mất cân bằng độ pH ở "cô bé" cũng là nguyên nhân gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng xà phòng hoặc chất bôi trơn có mùi thơm vì chúng có thể là thủ phạm gây ra các phản ứng dị ứng đó.

"Cô bé" bị rách khi "yêu"

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn khi làm "chuyện ấy", gây khó khăn trong việc duy trì chuyện chăn gối. Lực tác dụng lên "cô bé" quá mạnh khiến "cô bé" bị rách, dẫn tới các cơn đau. Nếu cơn đau này kéo dài và có nhiều triệu chứng khác, bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt.

chuyen-ay

 'Cô bé' bị rách khi 'yêu' là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn khi quan hệ

Tình trạng "khô cằn"

Khô âm đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Tình trạng này xảy ra là do sự suy giảm nồng độ estrogen. Sự cân bằng hóc môn này ảnh hưởng tới chất bôi trơn âm đạo, gây kích ứng và cảm giác nóng rát khi "yêu".

Để khắc phục điều này rất đơn giản, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của dầu bôi trơn để giúp mọi chuyện diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp khác để kiểm soát sự mất cân bằng nội tiết tố.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo do một loại nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Phụ nữ khi gặp tình trạng này thường không chỉ cảm thấy khó chịu khi "yêu" mà còn có cảm giác nóng rát bất thường.

Co thắt âm đạo

Co thắt âm đạo là bệnh làm cho người phụ nữ không thể chấp nhận được mọi kiểu xâm nhập vào âm đạo. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đớn khi "yêu".

Tình trạng này cũng có thể là một dấu hiệu của vết sẹo hay khối u bên trong âm đạo. Bài tập kegel thường được dùng để điều trị chứng co thắt âm đạo.

Cắt tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ khiến âm đạo rộng ra, giúp bé chào đời dễ dàng. Tuy nhiên điều này cũng có thể gây ra đau đớn khi làm "chuyện ấy" sau khi sinh.

Dị ứng với bao cao su

Một vài phụ nữ thường bị dị ứng với bao cao su. Điều này gây ra sự khó chịu cho người phụ nữ ngay từ khi lâm trận, khiến "cuộc yêu" không viên mãn.

Vấn đề về tình cảm

Tình cảm cũng đóng vai trò rất lớn trong "cuộc yêu". Cảm giác sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ hay căng thẳng có thể cản trở phái đẹp đạt được cảm giác thăng hoa trong khi "yêu". Từ đó khiến phụ nữ giảm ham muốn và có thể gây đau đớn khi thâm nhập.

Vấn đề về mối quan hệ

Nhiều người có thể cảm thấy lý do này rất lạ và khó thuyết phục. Tuy nhiên, mối quan hệ có thể ảnh hưởng tới sự kích thích ham muốn. Làm "chuyện ấy" với một người không quen biết hay ngoại tình có thể gây ra tác động tiêu cực khi "yêu".

Sử dụng một số loại thuốc

Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, nếu uống quá nhiều thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh cũng gây ảnh hưởng tới sự bôi trơn tự nhiên của âm đạo.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn khi thâm nhập. Đi tiểu liên tục và đau rát âm đạo khiến ham muốn giảm xuống. Do đó, nếu đang gặp tình trạng này, bạn cần tới gặp bác sĩ phụ khoa nay để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Hà Phương (Theo Steptohealth)
Bình luận
vtcnews.vn