Sự có mặt của hàng chục chiến hạm thuộc lực lượng Hải quân đến từ các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh trên thế giới, thể hiện vị trí địa chính trị vượt trội của Đà Nẵng.
Kỳ 1: Sự xuất hiện chưa từng thấy của các khu trục Hải quân Ấn Độ
"Người phụ nữ đẹp" SUDARSHINI
Bắt đầu là sự kiện tàu huấn luyện INS SUDARSHINI thuộc Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) đúng ngày 1/1/2013, thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 3 ngày nhân sự kiện kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam-Ấn Độ.
"Người phụ nữ đẹp" SUDARSHINI
Bắt đầu là sự kiện tàu huấn luyện INS SUDARSHINI thuộc Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) đúng ngày 1/1/2013, thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 3 ngày nhân sự kiện kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam-Ấn Độ.
"Người đẹp" SUDARSHINI của Hải quân Ấn Độ tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng
INS SUDARSHINI được thiết kế bởi Colin Mudie, một kiến trúc sư hải quân và nhà thiết kế du thuyền từ Vương quốc Anh. Tàu được công ty Goa Shipyard Limited đóng cho Hải quân Ấn Độ. Con tàu là một hoạt động tiếp trên lớp của INS Tarangini được đưa vào năm 1997.
Tàu vinh dự mang tên “SUDARSHINI” là tên "người phụ nữ đẹp Sundari”, em gái cùng cha khác mẹ của Đức Phật Thích Ca. INS SUDARSHINI có 20 buồm; 7,5 km sợi dây thừng; 1,5 km dây cáp thép; buồm của tàu có tổng diện tích khoảng 1.035 m2 và có thể duy trì trên biển trong ít nhất 20 ngày.
Sự kiện tàu INS SUDARSHINI đến Đà Nẵng đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ
INS SUDARSHINI là tàu buồm huấn luyện mang số hiệu AVLL, hô hiệu A77 thuộc lực lượng Hải quân Ấn Độ đầu tiên đến Việt Nam trong năm 2013.
Tàu có chiều dài 54 m, rộng 8,5 m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 430 tấn do Trung tá NSHYAM SUNDAR làm chỉ huy. Tàu mang theo 10 sỹ quan, 30 học viên và 40 thủy thủ đến Đà Nẵng trong ngày đầu năm mới 2013.
Sự xuất hiện của tàu SUDARSHINI vào đúng ngày đầu năm 2013 bắt đầu cho một năm "tàu khu trục" của Đà Nẵng
Sau INS SUDARSHINI, tháng 6/2013, cảng Đà Nẵng chứng kiến sự xuất hiện của đội tàu khu trục Hải quân Ấn Độ cùng gần 1.200 sỹ quan, thuỷ thủ.
Năm 2013, Đà Nẵng chào đón sự có mặt của hàng loạt chiến hạm Hải quân Ấn Độ
Bốn chiến hạm với sức mạnh quân sự hạng nặng gồm: Khu trục mang tên lửa dẫn đường INS SATPURA (F48), tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55), tàu hộ tống hạm INS KIRCH (P62) và tàu hậu cần INS SHAKTI (A57) do Chuẩn đô đốc Ajit Kumar P (Tư lệnh Hạm đội Miền Đông) và Đại tá Anil Jose Joseph (Chỉ huy trưởng tác chiến hạm đội) dẫn đầu đã có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng trong khuôn khổ kỷ niệm sự kiện thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) của Hải quân Ấn Độ trên vịnh Đà Nẵng
Chiến hạm INS SATPURA (F48) là một trong số những chiến hạm tàng hình thuộc lớp Sivalik do Ấn Độ tự nghiên cứu và chế tạo tại xưởng đóng tàu Mazagaon ở Mumbai.
Các khu trục hạm lớp Sivalik hiện được xem là những “chiến hạm đỉnh cao” của lực lượng Hải quân Ấn Độ khi có cấu trúc kết hợp đặc điểm tàng hình và khung thân giữ nhiệt.
INS SATPURA có chiều dài 143m, rộng 16,9m, lượng giãn nước 6.800 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 hải lý/h. Chiến hạm được trang bị hệ thống gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos và tên lửa hành trình nối hạm Klub với tầm bắn hơn 200km; hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 có tầm bắn 30km của Nga; hệ thống phòng không tầm thấp Barak-I của Israel và AK-630; pháo hạm 76mm.
Sức mạnh của D55
Ngoài ra, tàu được trang bị radar MR-760 Fregat M2EM 3-D, 01 radar theo dõi trên không, các hệ thống giám sát ngầm quét mạng sóng âm HUMSA. Đặc biệt, chiến hạm được trang bị 2 máy bay trực thăng HAL Dhruv hoặc Sea King Mk 42B.
Khu trục mang tên lửa dẫn đường INS SATPURA (F48)
Sức mạnh của chiến hạm INS SATPURA (F48)
Khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn.
Tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos có tầm bắn 300km; hệ thống tên lửa phòng không S-125M; pháo phòng không AK-630; pháo hạm 76mm; ngư lôi và rocket chống ngầm. Tàu có khả năng hoạt động linh hoạt trên biển với tốc độ lên đến 35 hải lý/h.
Tàu hậu cần INS SHAKTI (A57) tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
Chiến hạm có chiều dài 91m, rộng 10,5m, mớn nước 4,5m, lượng giãn nước 1.460 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 25 hải lý/h. Chiến hạm INS KIRCH được trang bị hệ thống gồm 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E, tên lửa đối không tầm thấp Strela-2M, pháo phòng không AK-630 và pháo hạm 76,2mm.
Tàu hậu cần INS SHAKTI (A57) sở hữu hệ thống thiết bị hậu cần hiện đại và khả năng chuyên chở thực phẩm, nước uống lên đến hơn 20.000 tấn
Tàu hậu cần INS SHAKTI (A57) là niềm tự hào của Hải quân Ấn Độ khi tàu sở hữu hệ thống thiết bị hậu cần hiện đại và khả năng chuyên chở thực phẩm, nước uống lên đến hơn 20.000 tấn khi có lượng giãn nước lên tới 27.550 tấn, cùng chiều dài 175m, rộng 25m, mớn nước 9,1m và có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý/h.
Kỳ 2: “Kỳ hạm” Nhật Bản và chuyến thăm ấn tượng
Bình luận