Điểm mặt các tổ chức tín dụng cho đại gia thủy sản Phương Nam vay tiền và vỡ nợ hơn 1.000 tỷ đồng.
Có 8 tổ chức tín dụng cho đại gia thủy sản Phương Nam vay tiền và vỡ nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Vậy nhưng, chỉ có 25 cán bộ của 5 ngân hàng bị đề nghị truy tố.
Rất nhiều người không khỏi giật mình khi cơ quan CSĐT (C48 – Bộ Công an) đã bóc mẽ thủ đoạn, chiêu bài vay nợ 8 chi nhánh ngân hàng của ông Lâm Ngọc Khuân – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam) từ năm 2008 đến 2012.
Ngã đau!
Theo kết quả điều tra của C48 chỉ ra, tính đến ngày 31/10/2012, Công ty Phương Nam nợ tiền gốc và lãi của 8 ngân hàng lên đến 1.752 tỷ đồng.
Những khoản tiền vay được từ các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL chủ yếu lập hồ sơ khống, giả mạo báo cáo nhiều năm liền trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể Công ty Phương Nam còn nợ Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) trên 534 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 499 tỷ. Đây là ngân hàng có số tiền cho doanh nghiệp này vay lớn nhất, nhưng chưa có người nào bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố.
Thứ hai là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dư nợ gần 420 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 341 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank) là trên 363 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 328 tỷ; Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) là 162 tỷ đồng, trong đó nợ gốc146 tỷ; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) gần 127 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 106 tỷ; Ngân hàng TMCP An Bình là 87 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 80 tỷ; Ngân hàng Liên doanh Việt Thái là 2.400.000 USD (tương đương 49 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương gần 10 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 7 tỷ.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty Phương Nam là ông Lâm Ngọc Khuân đã bỏ trốn ra nước ngoài và để lại khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng nói trên.
Hậu quả, khiến hàng loạt giám đốc; phó giám đốc; trưởng phòng; chuyên viên… bị bắt tạm giam và đề nghị truy tố ra trước pháp luật về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo C48, do hết hạn thời gian điều tra, mới chỉ có 29 bị can bị khởi tố, trong đó có 25 bị can là cán bộ ngân hàng và 2 cán bộ Công ty Phương Nam bị đề nghị truy tố.
Riêng 2 bị can Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân (cha và con gái - PV) đã bị phát lệnh truy nã toàn quốc và đề nghị truy nã quốc tế. Cơ quan điều tra tạm thời ra quyết định đình chỉ điều tra bị can Khuân và Hân.
“Khi nào bắt được 2 bị can trên sẽ phục hồi xử lý sau” – văn bản C48 chỉ rõ.
Thoát nạn?
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, 25 cán bộ của 5 ngân hàng đã bị cơ quan Công an đề nghị Viện kiểm sát Tối cao truy tố ra trước pháp luật. Tuy nhiên, Chi nhánh ngân hàng Agribank ở Sóc Trăng là 1 trong 8 tổ chức tín dụng cho vay số tài sản lớn nhất nhưng chưa có người nào bị truy tố.
Vậy nhưng, C48 đã chỉ ra, một số sai phạm của lãnh đạo và cán bộ Agribank Sóc Trăng trong việc thẩm định hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp, giải ngân và kiểm tra sau giải ngân.
Cụ thể, Công ty Phương Nam còn dư nợ Agribank trên 534 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 499 tỷ đồng.
Ngày 15/5/2014, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Sóc Trăng kết luận 22/26 hợp đồng thế chấp theo giá Nhà nước là trên 104 tỷ đồng, giá thị trường thời điểm 9/2013 chỉ là hơn 302 tỷ đồng; từ chối định giá 4 hợp đồng thế chấp tài sản (giá trị 4 hợp đồng gần 84 tỷ đồng).
Cơ quan điều tra chỉ xác định, đến 9/2013, tổng giá trị thế chấp của Công ty Phương Nam tại Agribank là gần 387 tỷ đồng.
Đến ngày 21/5/2014, Agribank có công văn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét kết luận của Hội đồng định giá Sóc Trăng. Vì lý do lượng tài sản nhiều, định giá chưa chính xác; đồng thời đưa ra tài liệu:
“Khi thế chấp tài sản, Agribank Sóc Trăng đã thuê Công ty tư vấn thẩm định giá, xác định tổng thế chấp của Công ty Phương Nam tại Agribank là trên 800 tỷ đồng” – văn bản Agribank Sóc Trăng gửi cơ quan điều tra.
Thế nhưng, Hội đồng định giá tố tụng hình sự Sóc Trăng đang xem xét và chưa kết luận. Mặt khác, do thời hạn điều tra vụ án đã hết, cơ quan CSĐT – Bộ Công an tách phần tài liệu tại Agribank Sóc Trăng điều tra, xử lý sau.
Tiếp đến là Ngân hàng Viettinbank ở Sóc Trăng, tài liệu điều tra ban đầu cho thấy: Ngày 22/12/2011, Viettinbank Sóc Trăng ký hợp đồng tín dụng số 900/HĐTD cho Công ty Phương Nam vay hạn mức tín dụng 80 tỷ đồng.
Tài sản đã giải ngân 8 lần lên đến gần 25 tỷ đồng, nhưng tài sản thế chấp chỉ có căn hộ tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM.
Đến ngày 31/10/2012, số tiền dư nợ là hơn 9 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 7 tỷ và không có khả năng thu hồi.
C48 cũng chỉ ra những hành vi sai phạm của một số cán bộ Viettinbank Sóc Trăng từ khâu thẩm định hồ sơ cho vay, thẩm định tài sản thế chấp, giải ngân và kiểm tra giải ngân đều có sai phạm.
Nhưng do hết hạn thời điều tra vụ án, cơ quan CSĐT cũng sẽ tách tài liệu sai phạm này như Agribank để có hướng xử lý sau.
Theo VNN
Có 8 tổ chức tín dụng cho đại gia thủy sản Phương Nam vay tiền và vỡ nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Vậy nhưng, chỉ có 25 cán bộ của 5 ngân hàng bị đề nghị truy tố.
Rất nhiều người không khỏi giật mình khi cơ quan CSĐT (C48 – Bộ Công an) đã bóc mẽ thủ đoạn, chiêu bài vay nợ 8 chi nhánh ngân hàng của ông Lâm Ngọc Khuân – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam) từ năm 2008 đến 2012.
Ngã đau!
Theo kết quả điều tra của C48 chỉ ra, tính đến ngày 31/10/2012, Công ty Phương Nam nợ tiền gốc và lãi của 8 ngân hàng lên đến 1.752 tỷ đồng.
Bên trong biệt thự xa hoa của ông Lâm Ngọc Khuân đưa vào sử dụng nhiều năm qua những vẫn còn nợ tiền đơn vị thi công hơn 3 tỷ đồng - Ảnh: Q.Huy |
Những khoản tiền vay được từ các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL chủ yếu lập hồ sơ khống, giả mạo báo cáo nhiều năm liền trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể Công ty Phương Nam còn nợ Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) trên 534 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 499 tỷ. Đây là ngân hàng có số tiền cho doanh nghiệp này vay lớn nhất, nhưng chưa có người nào bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố.
Thứ hai là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dư nợ gần 420 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 341 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank) là trên 363 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 328 tỷ; Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) là 162 tỷ đồng, trong đó nợ gốc146 tỷ; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) gần 127 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 106 tỷ; Ngân hàng TMCP An Bình là 87 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 80 tỷ; Ngân hàng Liên doanh Việt Thái là 2.400.000 USD (tương đương 49 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương gần 10 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 7 tỷ.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty Phương Nam là ông Lâm Ngọc Khuân đã bỏ trốn ra nước ngoài và để lại khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng nói trên.
Hậu quả, khiến hàng loạt giám đốc; phó giám đốc; trưởng phòng; chuyên viên… bị bắt tạm giam và đề nghị truy tố ra trước pháp luật về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo C48, do hết hạn thời gian điều tra, mới chỉ có 29 bị can bị khởi tố, trong đó có 25 bị can là cán bộ ngân hàng và 2 cán bộ Công ty Phương Nam bị đề nghị truy tố.
Riêng 2 bị can Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân (cha và con gái - PV) đã bị phát lệnh truy nã toàn quốc và đề nghị truy nã quốc tế. Cơ quan điều tra tạm thời ra quyết định đình chỉ điều tra bị can Khuân và Hân.
“Khi nào bắt được 2 bị can trên sẽ phục hồi xử lý sau” – văn bản C48 chỉ rõ.
Thoát nạn?
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, 25 cán bộ của 5 ngân hàng đã bị cơ quan Công an đề nghị Viện kiểm sát Tối cao truy tố ra trước pháp luật. Tuy nhiên, Chi nhánh ngân hàng Agribank ở Sóc Trăng là 1 trong 8 tổ chức tín dụng cho vay số tài sản lớn nhất nhưng chưa có người nào bị truy tố.
Vậy nhưng, C48 đã chỉ ra, một số sai phạm của lãnh đạo và cán bộ Agribank Sóc Trăng trong việc thẩm định hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp, giải ngân và kiểm tra sau giải ngân.
Điểm rút tiền ATM của Agribank Sóc Trăng được đặt ở trước cổng ra vào Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam - Ảnh: Q.Huy |
Cụ thể, Công ty Phương Nam còn dư nợ Agribank trên 534 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 499 tỷ đồng.
Ngày 15/5/2014, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Sóc Trăng kết luận 22/26 hợp đồng thế chấp theo giá Nhà nước là trên 104 tỷ đồng, giá thị trường thời điểm 9/2013 chỉ là hơn 302 tỷ đồng; từ chối định giá 4 hợp đồng thế chấp tài sản (giá trị 4 hợp đồng gần 84 tỷ đồng).
Cơ quan điều tra chỉ xác định, đến 9/2013, tổng giá trị thế chấp của Công ty Phương Nam tại Agribank là gần 387 tỷ đồng.
Đến ngày 21/5/2014, Agribank có công văn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét kết luận của Hội đồng định giá Sóc Trăng. Vì lý do lượng tài sản nhiều, định giá chưa chính xác; đồng thời đưa ra tài liệu:
“Khi thế chấp tài sản, Agribank Sóc Trăng đã thuê Công ty tư vấn thẩm định giá, xác định tổng thế chấp của Công ty Phương Nam tại Agribank là trên 800 tỷ đồng” – văn bản Agribank Sóc Trăng gửi cơ quan điều tra.
Thế nhưng, Hội đồng định giá tố tụng hình sự Sóc Trăng đang xem xét và chưa kết luận. Mặt khác, do thời hạn điều tra vụ án đã hết, cơ quan CSĐT – Bộ Công an tách phần tài liệu tại Agribank Sóc Trăng điều tra, xử lý sau.
Tiếp đến là Ngân hàng Viettinbank ở Sóc Trăng, tài liệu điều tra ban đầu cho thấy: Ngày 22/12/2011, Viettinbank Sóc Trăng ký hợp đồng tín dụng số 900/HĐTD cho Công ty Phương Nam vay hạn mức tín dụng 80 tỷ đồng.
Tài sản đã giải ngân 8 lần lên đến gần 25 tỷ đồng, nhưng tài sản thế chấp chỉ có căn hộ tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM.
Đến ngày 31/10/2012, số tiền dư nợ là hơn 9 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 7 tỷ và không có khả năng thu hồi.
C48 cũng chỉ ra những hành vi sai phạm của một số cán bộ Viettinbank Sóc Trăng từ khâu thẩm định hồ sơ cho vay, thẩm định tài sản thế chấp, giải ngân và kiểm tra giải ngân đều có sai phạm.
Nhưng do hết hạn thời điều tra vụ án, cơ quan CSĐT cũng sẽ tách tài liệu sai phạm này như Agribank để có hướng xử lý sau.
Theo VNN
Bình luận