Điểm mặt 5 thiết giáp hạm mạnh nhất lịch sử quân sự

Quân sựThứ Hai, 12/08/2024 12:11:00 +07:00
(VTC News) -

Những chiếc thiết giáp hạm từng thống trị các đại dương trên thế giới, gây ấn tượng với kích thước khổng lồ và mang theo rất nhiều pháo.

Trước khi có tàu sân bay, thiết giáp hạm là lớp tàu chiến mạnh nhất trong các lực lượng hải quân. Các cường quốc quân sự trên thế giới vào thời điểm đó đã chạy đua để tạo ra những con “quái vật” khổng lồ này, chúng được xem là biểu tượng sức mạnh của quốc gia và được sử dụng để răn đe các thế lực thù địch.

Trong nhiều năm, những chiếc tàu chiến khổng lồ này ra khơi, mang theo vũ khí và thống trị đại dương. Sự có mặt của những chiếc thiết giáp hạm đã ghi dấu nhiều bước ngoặt trong các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc xung đột lớn khác.

Thiết giáp hạm USS New Jersey.

Thiết giáp hạm USS New Jersey.

Thiết giáp hạm USS New Jersey

USS New Jersey là thiết giáp hạm được trao tặng nhiều huân chương nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiếc tàu chiến này rất nổi tiếng trong Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Chiến tranh Lạnh và thậm chí là cuộc chiến chống khủng bố.

Con tàu đáng gờm này thường được gọi là "Big J" vào thời đó. USS New Jersey chính thức hạ thủy vào đầu những năm 1940, với tư cách là một trong những thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Mỹ. New Jersey đã nã pháo vào các mục tiêu ở Okinawa và Guam trong Thế chiến II, tham gia các cuộc đột kích trong Chiến tranh Triều Tiên và được gửi đến Việt Nam để hỗ trợ quân đội Mỹ. Con tàu từng bị cho nghỉ hưu, nhưng sau đó lại được tái kích hoạt để tham gia vào các hoạt động chống khủng bố vào cuối thế kỉ XX.

Vũ khí chính của tàu gồm 9 khẩu pháo khổng lồ Mark 7 cỡ nòng 460 mm, 20 khẩu pháo cỡ nòng 120 mm, tàu còn được trang bị dàn pháo phòng không Oerlikon 20 mm và Bofors 40 mm.

Thiết giáp hạm USS Texas.

Thiết giáp hạm USS Texas.

Thiết giáp hạm USS Texas

USS Texas được hạ thủy vào năm 1912 và chiếc thiết giáp hạm này ngay lập tức trở thành một trong những vũ khí mạnh nhất trên Trái đất vào thời điểm đó. Chiếc thiết giáp hạm lớp New York này đã phục vụ hải quân Mỹ trong hơn ba thập kỷ, giành được tổng cộng năm ngôi sao chiến đấu trong Thế chiến thứ hai.

USS Texas đã đi vào lịch sử khi trở thành một trong những thiết giáp hạm đầu tiên của Mỹ được trang bị súng phòng không và thử nghiệm với các hệ thống radar.

Trong Thế chiến thứ II, tàu đã pháo kích lực lượng Vichy của Pháp tại các bãi biển do Đức chiếm đóng ở Normandy, sau đó con tàu di chuyển đến Thái Bình Dương, tham gia vào trận đánh chiếm quần đảo Okinawa và đảo Iwo Jima.

Sau khi ngừng hoạt động, USS Texas đã trở thành bảo tàng nổi cố định đầu tiên của Mỹ.

Thiết giáp hạm Bismarck.

Thiết giáp hạm Bismarck.

Thiết giáp hạm Bismarck

Thiết giáp hạm Bismarck của Đức trở nên nổi tiếng sau khi đánh chìm tàu ​​tuần dương HMS Hood của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1941. Đây là chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Kriegsmarine của Đức Quốc xã, Bismarck và chiếc tàu “chị em” Tirpitz là những thiết giáp hạm lớn nhất từng phục vụ cho Quân đội Đức.

Cả hai tàu trong lớp này đều được trang bị dàn pháo gồm tám khẩu pháo 380 mm, có khả năng bắn đạn pháo nặng 800 kg. Ngoài ra, tàu Bismarck còn có dàn pháo phụ gồm mười hai khẩu pháo 150 mm, cùng một loạt súng phòng không và ngư lôi.

Mặc dù Bismarck đã bị đánh chìm trong một trận chiến ác liệt với Hải quân Hoàng gia Anh, nhưng chiếc thiết giáp hạm này vẫn là biểu tượng khẳng định sức mạnh của hải quân Đức trong Thế chiến 2, đóng vai trò không nhỏ trong nỗ lực tuyên truyền của chế độ Đức Quốc xã. 

Thiết giáp hạm USS Washington.

Thiết giáp hạm USS Washington.

Thiết giáp hạm USS Washington

Trong Thế chiến thứ hai, USS Washington là tàu chiến duy nhất tiêu diệt được một thiết giáp hạm trong tình huống một chọi một (bởi thiết giáp hạm Bismarck của Đức Quốc xã nhận được sự hỗ trợ từ tàu Prinz Eugen trong việc đánh chìm HMS Hood của Hải quân Anh).

Chiếc tàu chiến lớp North Carolina này cũng đã gây ra thiệt hại chí mạng cho tàu khu trục Ayanami và thiết giáp hạm Kirishima của Nhật Bản trên Thái Bình Dương, trong khi bản thân nó không bị hư hại.

Đáng chú ý, USS Washington và các tàu chị em của nó là những tàu đầu tiên được chế tạo theo Hiệp ước Hải quân Washington, trong đó quy định hạn chế kích thước vũ khí chính và lượng choán nước của thiết giáp hạm.

Thiết giáp hạm Yamato.

Thiết giáp hạm Yamato.

Thiết giáp hạm Yamato

Thiết giáp hạm Yamato của Đế quốc Nhật Bản, cùng với tàu chị em Musashi, là những thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo. Yamato được trang bị chín khẩu pháo chính Type 94 có cỡ nòng 460 mm, khiến nó trở thành thiết giáp hạm được trang bị vũ khí mạnh nhất từng ra khơi.

Thiết giáp hạm đồ sộ này có lượng choán nước lên tới 72.000 tấn khi đầy tải, một thông số mà Mỹ rất ngưỡng mộ trong Thế chiến thứ hai. Sau khi được đưa vào hoạt động chỉ vài ngày sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, Yamato đã trở thành soái hạm của hạm đội liên hợp Nhật Bản.

Yamato đã tham gia trận chiến tại quần đảo Midway. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã giải mã được điện đài của Nhật Bản và biết được ý định của đối phương, vì vậy mà hạm đội của Nhật Bản đã phải chịu tổn thất rất lớn trong trận chiến này. Yamato cuối cùng đã bị đánh chìm vào năm 1945 bởi ngư lôi trên không của Mỹ và hơn 3.000 thủy thủ đã thiệt mạng. 

Lê Hưng(Nguồn: National Interest)
Bình luận
vtcnews.vn