Hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ tổng đài 1800 và 1900 khá cao. Thế nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai tổng đài này. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Điểm khác nhau của tổng đài 1800 và 1900
Về hình thức thanh toán:
Tổng đài 1800: Miễn phí cho người gọi vào tổng đài 1800. Doanh nghiệp đăng ký tổng đài đầu số 1800 phải trả toàn bộ chi phí phát sinh từ mọi cuộc gọi đến.
Tổng đài 1900: Người gọi phải tốn phí tùy thuộc vào mức cước đầu số đó quy định. Doanh nghiệp đăng ký đầu số 1900 sẽ được hưởng % chiết khấu từ nhà cung cấp tổng đài đầu số 1900.
Về chi phí đầu số:
Tổng đài 1800: Cước cài đặt cho 1 số đích đầu tiên (1.800.000 đồng), sau đó sẽ là định kỳ hàng tháng bao gồm: Tiền thuê bao + chi phí thuê tổng đài + cước gọi trả cho khách gọi vào.
Tổng đài 1900: Cước cài đặt cho 1 số đích đầu tiên (1.800.000 đồng), định kỳ hàng tháng sẽ bao gồm: Tiền thuê bao + chi phí thuê tổng đài + chiết khấu cước từ nhà mạng.
Về cước mức đầu số:
Tổng đài 1800: Đơn vị doanh nghiệp hoặc công ty đăng ký sử dụng đầu số 1800 phải trả cước gọi vào cho khách hàng bao gồm: Từ số cố định toàn quốc gọi vào đầu số 1800 khoảng 600 đồng/phút + từ số di động toàn quốc gọi vào đầu số 1800 khoảng 1.000 đồng/phút.
Tổng đài 1900: Sự khác biệt với đầu số 1800 là đầu số 1900 có các mức cước gọi vào như sau: Từ 1.000 -12.000 đồng/phút (giá đã có thuế).
Điểm giống nhau của tổng đài 1800 và 1900
Ngoài những điểm khác nhau, hai đầu số này cũng có đặc điểm chung đều được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ đầu số nội dung thoại.
Cả hai đầu số này chỉ có chức năng tiếp nhận cuộc gọi và không được phép gọi đi.
Bên cạnh đó, hai đầu số này cũng giống nhau về quy trình triển khai đầu số. Bao gồm các bước: Chọn đầu số – Ký hợp đồng cung cấp đầu số – Triển khai đầu số trên hệ thống tổng dài trong thời gian 3 ngày và có sự hỗ trợ đăng nhập kiểm tra từ website.
Bình luận