Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định: “sum sê” hoặc “sum suê” (chứ không phải là xum xuê) có nghĩa là: (cây cối) có nhiều cành lá rậm rạp tươi tốt.
Từ sát nhập vốn là biến âm của từ sáp nhập. Tuy nhiên, khi phân tích rạch ròi thì nó vô nghĩa. Từ sáp nhập có nghĩa là nhập chung, gộp lại làm một.
Trong thực tế, hầu hết chúng ta sử dụng từ rốt cục hay rút cục. Tuy nhiên từ đúng phải là rốt cuộc. Nó được dùng để chỉ một kết quả cuối dùng mà nhiều người không nghĩ đến.
Trong hai từ này, từ chính xác sẽ là" kết cục". Từ này có ý ám chỉ kết quả sau một chuỗi hành động nào đó của con người.
Có lẽ đây là một trong những lỗi chính tả kinh điển của nhiều người. Hầu hết đều cho rằng từ sáng lạn là đúng. Tuy nhiên, đây chỉ là một từ biến âm, không được công nhận rộng rãi.
Từ này có nghĩa là tề tựu ở giữa, nêu ra cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Chính vì vậy nó phải là tựu trung chứ không phải tựu chung. Từ "trung" ở đây chính là để chỉ ở giữa.
Từ chính xác phải là “chỉn chu”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi: “chỉn chu: chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được”.
"Độc giả" là một từ thuần chủng Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa là "đọc" hay "học" còn "giả" mang ý nghĩa chỉ "người". Khi cho hai từ "độc giả" này kết hợp cùng nhau sẽ mang ý nghĩa là "người đọc".
Bình luận