Dưới đây là điểm chuẩn trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy trong 5 năm qua năm gần nhất:
Trong 5 năm qua, điểm chuẩn cao nhất của trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy là 28,3 điểm - tuyển thí sinh nữ phía Bắc năm 2020. Với ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (hệ dân sự) trong hai năm 2020 và 2021 có điểm chuẩn thấp nhất là 13 điểm.
Năm nay, trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy tuyển sinh 140 chỉ tiêu (tăng 40 chỉ tiêu so với năm 2023), trong đó, tuyển 70 chỉ tiêu (63 nam, 7 nữ) phía Bắc từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra và 70 chỉ tiêu (63 nam, 7 nữ) phía Nam từ thành phố Đà Nằng trở vào.
Nhà trường sử dụng 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, xét học bạ THPT, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào dự kiến là 15 điểm (bao gồm cả điểm ưu tiên). Nhà trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Với phương thức xét học bạ THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Đối tượng xét tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), gồm:
- Người được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành, nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
Thí sinh đăng ký phải đảm bảo các điều kiện sau: Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định của đề án, đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
Nhà trường lưu ý, trường không tổ chức sơ tuyển, không áp dụng các tiêu chí phụ ngoài các quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, thí sinh lưu ý cập nhập thông tin khi có thay đổi, hiệu chỉnh, hiệu đính của đề án và của Bộ GD&ĐT.
Học phí đại học chính quy chương trình chuẩn năm học 2024 - 2025 nhà trường áp dụng ở mức 1,85 triệu đồng/tháng.
Bình luận