Người hâm mộ đến Brasil dịp World Cup 2014 đang méo mặt vì phải móc ví trả tiền cho dịch vụ và sản phẩm với giá cao ngất trời.
Không như những quốc gia láng giềng khác, nơi những khách du lịch thường tiêu xài thoải mái với những đồng USD hay EUR mà họ mang theo. Tại Brasil, mọi thứ vốn đắt đỏ nay lại tăng lên gấp vài lần trong những ngày World Cup 2014.
Theo thống kê của ESPN, người hâm mộ phải trả 10 USD (hơn 200.000 đồng) cho mỗi ly cốc cocktail, muốn ăn một chiếc bánh mỳ cheeseburger cũng phải bỏ ra 17 USD (khoảng 350.000 đồng), còn mỗi chiếc pizza có giá tới 35 USD (hơn 700.000 đồng). Những mức giá đó làm méo mặt người hâm mộ tới Brasil dù họ đã chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ tăng giá tại đây.
“Giá cả tại Rio thật phi lý”, Maria Anda, một nghệ sĩ đến từ Nauy trả lời báo chí khi đang nghỉ ngơi trên bãi biển nổi tiếng Ipanema. Truyền thông phương Tây gọi hiện tượng này bằng cụm từ “Custo Brasil” hay “'Brasil Cost'” (tạm dịch là Chi phí Brasil) mà người hâm mộ cần quan tâm trước khi tới.
Tuy nhiên, giá cả cao không đồng nghĩa với dịch vụ tốt hơn. Giáo sư quản trị tài chính tại Getulio Vargas Foundation, ông Rafael Alcadipani, đánh giá: “Bất cứ thứ gì bạn mua tại Brasil sẽ đắt hơn tại Mỹ hay châu Âu, nhưng chất lượng kèm hơn hẳn”.
Hãng đánh giá du lịch TripAdvisor cho biết giá cả khách sạn tại các thành phố tổ chức World Cup cao gấp đôi so với trước khi giải đấu bắt đầu.
Cụ thể, người hâm mộ tới Rio sẽ phải trả trung bình 445 USD/đêm cho tiền phòng khách sạn, cộng thêm các chi khí khác, mỗi người phải có trong ví tối thiểu 682 USD/ngày.
Xếp sau Rio về sự đắt đỏ là Fortaleza và Manaus, nơi có chi phí trung bình mỗi ngày lần lượt vào khoảng 602 USD và 554 USD. Thậm chí tại những thành phố được xem là dễ chịu hơn tại Cuiaba cũng ở mức 457 USD và 477 USD tại Sao Paulo.
Thực ra chuyện giá cao ở Brasil đã xuất hiện vài năm lại đây khi kinh tế nước này tăng trưởng chóng mặt và nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Có khoảng 40 triệu người dân Brasil, tức 1/5 dân số nâng mức sống lên hạng trung lưu trong một thập kỷ qua. Số liệu của World Bank còn cho biết từ 2009 đến 2012, thu nhập bình quân hằng năm của người dân Brasil tăng từ 8.140 USD lên 11.630 USD.
Ngoài ra, chính phủ liên bang Brasil đang cố gắng bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa bằng cách tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu cũng khiến giá cả tăng mạnh.
Vì thế đã có lời khuyên với người hâm mộ rằng, nếu họ quên hoặc mất vật dụng gì đó, tốt nhất là không nên mua tại Brasil nếu không thấy thực sự cần thiết. Ví dụ một chiếc điện thoại iPhone 5S giá khởi điểm tại Mỹ là 199 USD kèm hợp đồng, nhưng trang chủ Apple Brasil báo giá là 1.250 USD.
Nếu cần mua một đôi giày thể thao phổ biến Nike Flyknit Lunar 2, bạn phải chi tới 313 USD nếu mua tại trung tâm mua sắm trung tâm ở Rio, gần gấp ba lần giá tại Mỹ. Trong khi đó chiếc bánh mì Big Mac có giá 6,28 USD, cao nhất thế giới trong cùng hệ thống. Đó chưa kể đến các vật dụng hằng ngày như kem cạo râu, xà phòng, giấy ăn, thậm chí là thuốc kháng sinh cơ bản aspirin, tất cả đều gấp đôi hoặc gấp ba tại Mỹ hoặc châu Âu.
Theo Tiền Phong
Không như những quốc gia láng giềng khác, nơi những khách du lịch thường tiêu xài thoải mái với những đồng USD hay EUR mà họ mang theo. Tại Brasil, mọi thứ vốn đắt đỏ nay lại tăng lên gấp vài lần trong những ngày World Cup 2014.
Giá cả mọi hàng hóa đều tăng trong dịp World Cup 2014 |
Theo thống kê của ESPN, người hâm mộ phải trả 10 USD (hơn 200.000 đồng) cho mỗi ly cốc cocktail, muốn ăn một chiếc bánh mỳ cheeseburger cũng phải bỏ ra 17 USD (khoảng 350.000 đồng), còn mỗi chiếc pizza có giá tới 35 USD (hơn 700.000 đồng). Những mức giá đó làm méo mặt người hâm mộ tới Brasil dù họ đã chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ tăng giá tại đây.
“Giá cả tại Rio thật phi lý”, Maria Anda, một nghệ sĩ đến từ Nauy trả lời báo chí khi đang nghỉ ngơi trên bãi biển nổi tiếng Ipanema. Truyền thông phương Tây gọi hiện tượng này bằng cụm từ “Custo Brasil” hay “'Brasil Cost'” (tạm dịch là Chi phí Brasil) mà người hâm mộ cần quan tâm trước khi tới.
Tuy nhiên, giá cả cao không đồng nghĩa với dịch vụ tốt hơn. Giáo sư quản trị tài chính tại Getulio Vargas Foundation, ông Rafael Alcadipani, đánh giá: “Bất cứ thứ gì bạn mua tại Brasil sẽ đắt hơn tại Mỹ hay châu Âu, nhưng chất lượng kèm hơn hẳn”.
Hãng đánh giá du lịch TripAdvisor cho biết giá cả khách sạn tại các thành phố tổ chức World Cup cao gấp đôi so với trước khi giải đấu bắt đầu.
Cụ thể, người hâm mộ tới Rio sẽ phải trả trung bình 445 USD/đêm cho tiền phòng khách sạn, cộng thêm các chi khí khác, mỗi người phải có trong ví tối thiểu 682 USD/ngày.
Xếp sau Rio về sự đắt đỏ là Fortaleza và Manaus, nơi có chi phí trung bình mỗi ngày lần lượt vào khoảng 602 USD và 554 USD. Thậm chí tại những thành phố được xem là dễ chịu hơn tại Cuiaba cũng ở mức 457 USD và 477 USD tại Sao Paulo.
Thực ra chuyện giá cao ở Brasil đã xuất hiện vài năm lại đây khi kinh tế nước này tăng trưởng chóng mặt và nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Có khoảng 40 triệu người dân Brasil, tức 1/5 dân số nâng mức sống lên hạng trung lưu trong một thập kỷ qua. Số liệu của World Bank còn cho biết từ 2009 đến 2012, thu nhập bình quân hằng năm của người dân Brasil tăng từ 8.140 USD lên 11.630 USD.
Ngoài ra, chính phủ liên bang Brasil đang cố gắng bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa bằng cách tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu cũng khiến giá cả tăng mạnh.
Vì thế đã có lời khuyên với người hâm mộ rằng, nếu họ quên hoặc mất vật dụng gì đó, tốt nhất là không nên mua tại Brasil nếu không thấy thực sự cần thiết. Ví dụ một chiếc điện thoại iPhone 5S giá khởi điểm tại Mỹ là 199 USD kèm hợp đồng, nhưng trang chủ Apple Brasil báo giá là 1.250 USD.
Nếu cần mua một đôi giày thể thao phổ biến Nike Flyknit Lunar 2, bạn phải chi tới 313 USD nếu mua tại trung tâm mua sắm trung tâm ở Rio, gần gấp ba lần giá tại Mỹ. Trong khi đó chiếc bánh mì Big Mac có giá 6,28 USD, cao nhất thế giới trong cùng hệ thống. Đó chưa kể đến các vật dụng hằng ngày như kem cạo râu, xà phòng, giấy ăn, thậm chí là thuốc kháng sinh cơ bản aspirin, tất cả đều gấp đôi hoặc gấp ba tại Mỹ hoặc châu Âu.
Theo Tiền Phong
Bình luận