(VTC News) – Dịch vụ sửa chữa, bảo trì đồ cao cấp đang “ăn nên, làm ra” ở nhiều thành phố của Trung Quốc. Dù còn một con đường dài để đi cho ngành dịch vụ này, nhưng chủ các điểm kinh doanh hết sức lạc quan.
Cô Xie là một trong hàng trăm triệu người tiêu dùng hàng cao cấp ở Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề làm sao đảm bảo cho các thiết kế của sản phẩm luôn như mới mua. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sản phẩm cao cấp thường không nhận làm mới sản phẩm bị bẩn, sửa chữa đồ hỏng. Hoặc nếu có nhận đi chăng nữa cũng mất một thời gian lâu, bởi vì có rất ít nhà máy bảo trì tại Trung Quốc.
(Ảnh minh họa)
Sự thiếu hụt này là cơ hội để các điểm kinh doanh, sửa chửa hàng cao cấp mở rộng hoạt động trong 2 năm qua. Công ty Landscape Luxury Leather Repair and Maintenance ở Bắc Kinh mở cửa hàng kinh doanh hàng cao cấp từ năm 2010 với doanh thu hàng tháng lên đến 150.000 nhân dân tệ, thời gian gần đây đã thêm mảng sửa chữa và bảo trì sản phẩm cao cấp.
Chi phí sửa chữa các sản phẩm hạng sang có giá khoảng 250 nhân dân tệ - 500 nhân tệ, thậm chí có những khách hàng chi hàng nghìn nhân dân tệ để làm mới sản phẩm.
Ngoài ra, một số khách hàng còn yêu cầu thay đổi kiểu thiết kế của các sản phẩm cao cấp không thích hợp cho người Trung Quốc. Ông Wang – Giám đốc tiếp thị của công ty trên cho hay: “Các mặt hàng được sửa chữa nhiều nhất là thắt lưng. Các thương hiệu quốc tế cao cấp thường sản xuất thắt lưng quá dài và khách hàng Trung Quốc phải cắt đi 6cm - 8cm”.
Tuy nhiên, những người trong kinh doanh dịch vụ này đều tin tưởng vào tương lai của họ. “Chúng tôi có thể hợp tác với các thương hiệu cao cấp nếu họ muốn”, ông Li Rixue – Chủ tịch của công ty Secoo – một công ty chuyên bán đồ cao cấp cũ và bảo trì các sản phẩm hàng cao cấp.
Ông Li cho rằng, việc xây dựng các cơ sở bảo trì sản phẩm sẽ tốn một khoản chi phí nhất định. Thay vào đó, việc tốt nhất là các công ty lớn sẽ hợp tác với những cơ sở làm dịch vụ này. Ông Li nói: “Tôi tin trong tương lai tươi sáng của các mặt hàng xa xỉ, mặc dù đó không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty tôi”.
Trước đây, việc mua và bảo trì các sản phẩm hàng hóa xa xỉ không mấy được quan tâm ở Trung Quốc. Nhưng mọi thứ đã thay đổi, khi số người Trung Quốc mua, sử dụng, yêu cầu bảo trì các sản phẩm cao cấp ngày càng tăng. Theo dự báo, Trung Quốc sẽ là quốc gia tiêu thụ hàng cao cấp lớn nhất thế giới vào năm 2015. Doanh số bán hàng cao cấp sẽ tăng tới 22%.
Thậm chí một số cửa hàng nhỏ, trước đây chỉ làm dịch vụ đánh giày thì nay cũng đưa ra dịch vụ bảo trì các mặt hàng xa xỉ. Một phụ nữ họ Vương điều hành một chuỗi các cửa hàng đánh giày ở đường vành đai 4 của Bắc Kinh đã đưa ra dịch vụ làm mới bên ngoài các túi xách khi có khách hàng yêu cầu.Cô Wang nói: “Đây là cơ hội kinh doanh mới cho cúng tôi”.
Dù có nhiều tiềm năng như vậy, nhưng cũng có không ít thách thức. Một số cửa hàng đã làm hỏng sản phẩm của khách hàng trong quá trình sửa chữ. Một người đàn ông tên Cai than phiền về công ty nhận sửa chiếc thắt lưng LV đã làm hỏng và không thể sử dụng được nữa. Ông Cai cho hay: “Cơ sở nhận sử từ chối bồi thường cho tôi”.
Chủ một cửa hàng sửa chửa đồ cao cấp cho biết, họ cũng nhận những sản phẩm bị các cơ sở khác làm hỏng được đưa đến sửa lại.Để sửa chữa các sản phảm cao cấp, kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện có một số kỹ thuật viên chỉ được đào tạo trong 1-2 tháng, khá non kinh nghiệm.
Cuộc cạnh tranh giữa các cửa hàng chuyên làm dịch vụ bảo trì sản phẩm hàng xa xỉ sẽ khó khăn hơn ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Khoảng 30 cửa hàng kiểu này đã được mở ở Hàng Châu, Chiết Giang. Một số người cho rằng, ngành bảo trì sản phẩm cao cấp còn có một con đường dài để đi, nhưng rất lạc quan về tương lai.
Anh Minh
Bình luận