(VTC News) – Từng khẳng định đến hết tháng 4, dịch sởi sẽ được khống chế, nhưng giờ lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội lại nói khác và đổ lỗi do thời tiết.
Chiều 22/4, tại Thành ủy Hà Nội, tiến sỹ Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã giải trình các thắc mắc liên quan tới đợt bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội trong thời gian gần đây.
Giấu giếm số liệu?
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 21/4 vừa qua, có 1.285 bệnh nhân sởi, phân bố rải rác ở 358/584 (61,3%) xã, phường của 30 quận, huyện.
Từ ngày 26/3 – 11/4, dịch sởi đã đạt đỉnh và có xu hướng giảm, đỉnh dịch xuất hiện tại tuần thứ 12 của năm 2014.
“Chúng tôi khẳng định tất cả các số liệu là đúng. Không có chuyện giấu giếm số liệu. Hiện nay cục y tế dự phòng đã báo cáo Thủ tướng về 25 trường hợp tử vong trực tiếp do sởi. Trong đó, số ca tử vong là người Hà Nội chiếm 50% trong tổng số các bệnh nhân tử vong, tập trung chủ yếu ở Bệnh viện Nhi Trung ương, một số ở bệnh viện Bạch Mai. Chiều 22/4, tại Thành ủy Hà Nội, tiến sỹ Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã giải trình các thắc mắc liên quan tới đợt bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân tử vong cần được phân tích kỹ, trước khi công bố phải có đủ các bằng chứng về mặt khoa học, y học. Chính vì vậy, chiều 22/4, tại Bộ Y tế, hội đồng chuyên môn phải phân tích từng trường hợp tử vong một để công bố cho chính xác, khoa học”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hạnh, cả 14 trường hợp tử vong trực tiếp ở Hà Nội đều là trẻ em, trong đó có 13 cháu chưa tiêm vắc xin, có 1 cháu vừa tiêm vắc xin được 5 ngày.
Công bố dịch chỉ là thủ tục hành chính!
Trước các câu hỏi của phóng viên về việc vì sao Hà Nội chưa công bố dịch, ông Hạnh nói: “Việc công bố dịch chỉ là thủ tục hành chính. Chúng tôi vẫn đang theo dõi rất sát tình hình dịch bệnh và theo điều 38 của luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, điều 2 của quyết định 64 của Thủ tướng, khi hội tụ đủ 2 điều kiện mới được công bố dịch. Nhiều cha mẹ đưa con đến điểm tiêm sởi dịch vụ của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội phải ra về vì đã hết số thứ tự tiêm phòng - Ảnh: Vũ Viết Tuân
Hà Nội không nói là không có dịch sởi. Ngay từ đầu chúng tôi đã nói Hà Nội có dịch sởi, bắt đầu xuất hiện từ tháng 12/2013. Rõ ràng Hà Nội có dịch rồi, không thể nói không có dịch sởi.
Tuy nhiên, dịch sởi của Hà Nội nằm rải rác trong cộng đồng, không thành ổ dịch lớn. Chưa có nơi nào ở cùng một thời điểm có nhiều bệnh nhân mắc sởi, mà chỉ rải rác có 1 – 3 bệnh nhân/phường.
Nói cách khác, nó rải ra trong 3 tháng, ở khắp các quận, huyện của Hà Nội chứ không có nơi nào tập trung thành các ổ dịch”.
Trả lời về sức nóng của bệnh sởi trong những ngày qua, ông Hạnh cho rằng, nguyên nhân là do người nhà các bệnh nhân, đặc biệt là các bà mẹ thấy con bị bệnh rất lo lắng, thường đưa con tới tuyến viện cao hơn để khám chữa nên số bệnh nhân ở viện Nhi trung ương rất nhiều. Nếu trời nắng to, virut sởi sẽ bị tiêu diệt và khả năng lây lan hạn chế, nhưng với tiết trời âm u như thế này, khả năng phát triển của virut còn tiềm ẩn nguy cơ cao. Ông Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội
“Khi tập trung về đó, có những cháu không bị sởi thì bị lây chéo trong khi những cháu bị sởi, sức đề kháng kém lại nhiễm thêm các vi khuẩn ở bệnh viện làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn, số ca tử vong cũng vì thế mà tăng lên”, ông Hạnh nói thêm.
Chi 75 tỷ đồng phòng sởi
Nói về 75 tỷ đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mới chấp thuận cho việc phòng chống bệnh sởi, ông Hạnh cho hay: “75 tỷ đồng là nguồn kinh phí để phòng chống dịch, mua các máy móc, đảm bảo chế độ cho anh em làm công tác phòng chống dịch….
Trước khi nhận tiền, chúng tôi phải trình Ủy ban Nhân dân thành phố và các ngành có liên quan chi phí dự trù, qua Sở tài chính duyệt từng khoản chi, mục đích chi, các chứng từ kèm theo khi chi tiền…”.
Khi phóng viên đề cập tới tuyên bố trước đó của chính ông “đến hết tháng 4, dịch sởi sẽ được khống chế”, ông Hạnh trần tình: “Hiện thời tiết đang gây bất lợi cho chúng ta trong việc chống sởi. Nếu trời nắng to, virut sởi sẽ bị tiêu diệt và khả năng lây lan hạn chế, nhưng với tiết trời âm u như thế này, khả năng phát triển của virut còn tiềm ẩn nguy cơ cao.Tháng 5, tháng 6 tới, dịch sởi sẽ bị khống chế?
Như Bộ trưởng Y tế nói, Hà Nội đã khống chế được bệnh sởi, nhưng khống chế khác với dập tắt, hết dịch. Chắc phải sang tháng 5, tháng 6, tình hình mới có thể tạm lắng xuống”.
Ngày 20/4, sau chuyến vi hành, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định số bệnh nhân sởi nhập viện những ngày qua không giảm. Tổng số bệnh nhân sởi đang điều trị tại ba bệnh viện Đức Giang, Hà Đông và Sơn Tây của Hà Nội vẫn ở mức 130 bệnh nhân.
“Điều chúng tôi quan ngại là dù gần cuối tháng 4 nhưng độ ẩm không khí vẫn rất cao, là điều kiện cho virút gây sởi phát triển. Chúng tôi cũng muốn lưu ý các bậc cha mẹ đang chăm sóc trẻ mắc bệnh có thể sẽ là nguồn lây bệnh ra cộng đồng, nên ngoài cách ly trẻ mắc sởi cần có hình thức cách ly cả người chăm sóc trẻ” - ông Tiến nói.
Thế nhưng, tại buổi họp báo này, ông Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vẫn một mực khẳng định dịch sởi đã “hạ nhiệt”.
Minh Quân
Bình luận