"Em cứ nhớ lại lúc giết Linh chết, Linh không nhắm được mắt, em phải vuốt mãi mắt Linh mới khép lại. Lúc đó em đã thấy sợ..."
Trung tá Trần Ngọc Hà, Đội trưởng Đội Điều tra trọng án, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an Hà Nội cho biết, từ hôm bị bắt giữ đến nay, tên Nghĩa vẫn giữ được thái độ bình tĩnh, không có biểu hiện suy sụp. So với nhiều đối tượng từng gây ra những vụ trọng án trước đó, Nghĩa thuộc loại có trình độ, đặc biệt tư duy và trí nhớ rất tốt. Điều này thể hiện ở việc ngay từ những lời khai đầu tiên, Nghĩa mô tả lại từng hành vi phạm tội, đặc điểm của nạn nhân hết sức chi tiết, chuẩn xác, rành rọt. Mặc dù những thủ đoạn xóa dấu vết nhằm che giấu tội ác của Nghĩa không phải là tinh vi nhưng có sự tính toán rất kỹ ở việc tẩu tán tang vật.
Nghĩa là đối tượng có thành phần gia đình cơ bản, không thuộc diện khó khăn, được ăn học tử tế. Tuy nhiên, không có chí hướng phấn đấu, rèn luyện nên mặc dù đỗ Đại học Ngoại thương (một trường có điểm tuyển sinh cao) nhưng Nghĩa để nợ môn, hiện chưa có bằng tốt nghiệp.
Nhu cầu tiêu tiền của một thanh niên đang có người yêu, lại ham chơi game và không có nghề nghiệp ổn định khiến tên Nghĩa trong những ngày trông nhà giúp đã mang xe máy của người yêu là Hoàng Thị Yến đi đặt tại hiệu cầm đồ. Số tiền này đã được Nghĩa tiêu hết. Khi giết chị Nguyễn Phương Linh, người yêu cũ, tên Nghĩa đã mang ngay tài sản đi tiêu thụ, trong đó chiếc xe máy SCR của nạn nhân được "thế" vào hiệu cầm đồ để lấy xe máy của Hoàng Thị Yến ra. Đây là dấu hiệu rõ nhất về mục đích cướp tài sản.
Cũng không hẳn là tội phạm trẻ (Nghĩa đã 26 tuổi) nhưng là loại tội phạm trí thức gây án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi hết sức man rợ. Trước thủ đoạn gây án và những hành động vô nhân tính, vô cảm đến ghê sợ của tên Nghĩa, nhiều người cho rằng, tên này có vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, trước và sau khi gây án, tên Nghĩa vẫn sinh hoạt bình thường, trạng thái tâm lý bình tĩnh, ổn định ngay cả đến lúc bị bắt giữ.
Vậy động cơ nào khiến tên Nghĩa hành động phi nhân tính như vậy? Có phải do ghen tuông như trong lời khai đầu tiên của Nghĩa tại cơ quan Công an hay không? Lời khai này xem ra không thể được các điều tra viên và mọi người chấp nhận. Bởi Nghĩa và chị Linh đã chia tay từ 2 năm nay, cả 2 đều biết rõ rằng mỗi người đều đã có người yêu mới. Thế thì Nghĩa không thể còn yêu Linh tha thiết đến mức ghen tuông khi thấy Linh điện thoại nói chuyện tình cảm với người bạn trai mới của Linh đang sống tại miền Nam (như Nghĩa khai). Còn một dư luận cho rằng, mục đích Nghĩa hành động như thế là vì tiền.
Là người theo dõi sát vụ việc này, bản thân chúng tôi cũng rất băn khoăn với lập luận này. Bởi việc Nghĩa sau khi giết người đã lấy của nạn nhân 1 xe máy, 1 máy tính xách tay, ĐTDĐ đem bán và cầm đồ lấy tiền là quá rõ ràng, thể hiện hành vi cướp tài sản. Đến nay, cơ quan CSĐT cũng đã khởi tố bị can đối với Nghĩa với 2 tội danh: Giết người và cướp tài sản. Thế nhưng, nếu xét về tận cùng, việc Nghĩa cần tiền như vậy liệu đã đến mức bức bách, phải giết người man rợ hay không? Bởi gia đình Nghĩa kinh tế khá giả, bản thân cũng thỉnh thoảng kiếm được tiền từ kinh doanh trò chơi game trên mạng. Hoàng Thị Yến rất yêu Nghĩa, cô gái ấy sẵn sàng trao cả chìa khoá nhà của mình cho hắn thì chắc sẽ không đến mức chì chiết anh ta về chuyện "cắm" xe máy của mình.
Theo đánh giá của chúng tôi, động cơ cướp tài sản của Nghĩa chỉ xuất hiện song hành, hoặc sau khi đã giết chị Linh. Còn nguyên nhân sâu xa hành động giết người tàn ác của Nghĩa phải chính là sự bức bách về tinh thần. Trong lời khai của mình, Nghĩa cũng đã từng viết: "Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm khi Linh vừa ngủ với tôi lại có thể ngủ với người khác".
Một số cán bộ chuyên tham gia điều tra tội phạm cũng đã nghiêng về giả thiết này, họ cho rằng, trong người đàn ông hay tồn tại một sự ích kỷ tình cảm. Dù Nghĩa không phải yêu Linh nhất, yêu Linh nhiều, nhưng hắn cũng không muốn Linh thuộc sở hữu của người khác. Nhất là khi cảm giác yêu đương vừa thăng hoa, lại thấy người vừa nói lời yêu thương, quan hệ thể xác với mình đi nói chuyện yêu đương với kẻ khác, sự ích kỷ ấy khiến Nghĩa nghĩ rằng, mình đã bị xúc phạm nghiêm trọng.
Cũng có thể thêm một lý do nào đó về mặt tinh thần khiến Nghĩa càng nung nấu thêm ý định giết cô gái. Sau lúc này, một ý nghĩ đen tối khác lại đến khi anh ta thấy những tài sản Linh mang theo có thể trang trải một số nhu cầu đang cần thiết của mình. Tất cả đã khiến anh ta trở thành kẻ thủ ác mà trời đất cũng không thể dung tha.
Báo động những diễn biến bất thường về tâm lý tội phạm
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá Trương Công Am, Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý, Học viện An ninh nhân dân, điều quan trọng là tìm ra yếu tố nào thúc đẩy đối tượng gây án. Nếu trong trường hợp như chúng tôi nêu trên, động cơ phạm tội trùng với mục đích vụ lợi, có thể lý giải về hành vi phạm tội của đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa.
Đại tá Trương Công Am cho biết, hiện ngày càng xuất hiện nhiều vụ án giết người với tính chất man rợ, đấy là do ảnh hưởng mặt trái của sự hội nhập với thế giới, sự đô thị hoá nhanh của xã hội… cùng với một số yếu tố khác đã làm thay đổi tâm sinh lý của con người. Đối với những đối tượng phạm tội có học thức thì sau khi gây án, việc đối phó với cơ quan Công an cũng tinh vi hơn. Trong vụ án này, thể hiện ở việc đối tượng Nghĩa tìm cách làm mất dấu vết gây khó khăn cho việc truy tìm tung tích nạn nhân… Tuy nhiên, tội phạm càng tính toán kỹ càng thì càng dễ bộc lộ điểm vô lý theo kiểu "lạy ông, tôi ở bụi này". Chính vì thế mà từ đó, cơ quan CSĐT tìm ra đối tượng gây án.
Hiện cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục khai thác đối tượng để trả lời trước công luận về hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Nghĩa. Tuy nhiên, hành vi của tên tội phạm này có phải là sự xáo trộn tâm lý đáng báo động của học sinh - sinh viên, của lớp trí thức trẻ do tác động của quá nhiều nhân tố xã hội trong cuộc sống hiện đại?
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, xã hội hiện đại ẩn chứa nhiều mặt trái kích thích người ta phạm tội: Những trò chơi điện tử bạo lực với những cảnh bắn súng, chém giết máu chảy đầu rơi. Phim hành động bạo lực không chỉ ở rạp chiếu phim, băng đĩa mà còn cả trên truyền hình hằng ngày. Ngay cả một số tờ báo cũng thiên về khía cạnh "nhấm nháp tội phạm"... Nhiều yếu tố như vậy khiến người ta hoài nghi, cảm thấy "xung quanh mình toàn tội phạm". Tâm lý đó kéo khoảng cách giữa "hành động ảo" và hành động phạm tội gần nhau hơn. Người bình thường thì thấy đó để phòng ngừa, nhưng kẻ thủ ác lại bắt chước theo.
Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an Hà Nội cho rằng, theo quan điểm "cổ điển" về tâm lý tội phạm, sau khi gây án, đặc biệt đối với các vụ án giết người, tội phạm thường rất run sợ. Thế nhưng trong thời gian gần đây, gia tăng những vụ án giết người có tính chất dã man, không đi theo quy luật chung của tội phạm là điều rất bất thường, đặc biệt diễn ra ở tội phạm trẻ, có học. Nhiều trường hợp phạm tội xong, đối tượng còn bình thản về nhà tắm giặt rồi quay lại hiện trường trà trộn như những người dân hiếu kỳ để quan sát. Những biến đổi kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới sự gia tăng tội ác xã hội, bởi sự phát triển "nóng" và đa dạng của xã hội hiện nay đã kéo theo nhiều mầm mống tội phạm.
Theo CAND
Độc ác, man rợ, vô nhân tính… là những lời đầy phẫn nộ của bất cứ người dân nào khi nói về hành vi giết người của hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ sát hại người yêu cũ tại chung cư G4 Trung Yên 1, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Phóng viên Báo CAND đã đi tìm nguồn gốc tội ác của kẻ giết người ghê rợn mang bộ mặt trí thức này.
Không thể chấp nhận lời khai gây án vì ghen
Tên sát nhân Nguyễn Đức Nghĩa |
Nghĩa là đối tượng có thành phần gia đình cơ bản, không thuộc diện khó khăn, được ăn học tử tế. Tuy nhiên, không có chí hướng phấn đấu, rèn luyện nên mặc dù đỗ Đại học Ngoại thương (một trường có điểm tuyển sinh cao) nhưng Nghĩa để nợ môn, hiện chưa có bằng tốt nghiệp.
Nhu cầu tiêu tiền của một thanh niên đang có người yêu, lại ham chơi game và không có nghề nghiệp ổn định khiến tên Nghĩa trong những ngày trông nhà giúp đã mang xe máy của người yêu là Hoàng Thị Yến đi đặt tại hiệu cầm đồ. Số tiền này đã được Nghĩa tiêu hết. Khi giết chị Nguyễn Phương Linh, người yêu cũ, tên Nghĩa đã mang ngay tài sản đi tiêu thụ, trong đó chiếc xe máy SCR của nạn nhân được "thế" vào hiệu cầm đồ để lấy xe máy của Hoàng Thị Yến ra. Đây là dấu hiệu rõ nhất về mục đích cướp tài sản.
Cũng không hẳn là tội phạm trẻ (Nghĩa đã 26 tuổi) nhưng là loại tội phạm trí thức gây án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi hết sức man rợ. Trước thủ đoạn gây án và những hành động vô nhân tính, vô cảm đến ghê sợ của tên Nghĩa, nhiều người cho rằng, tên này có vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, trước và sau khi gây án, tên Nghĩa vẫn sinh hoạt bình thường, trạng thái tâm lý bình tĩnh, ổn định ngay cả đến lúc bị bắt giữ.
Hiện trường vụ án |
Vậy động cơ nào khiến tên Nghĩa hành động phi nhân tính như vậy? Có phải do ghen tuông như trong lời khai đầu tiên của Nghĩa tại cơ quan Công an hay không? Lời khai này xem ra không thể được các điều tra viên và mọi người chấp nhận. Bởi Nghĩa và chị Linh đã chia tay từ 2 năm nay, cả 2 đều biết rõ rằng mỗi người đều đã có người yêu mới. Thế thì Nghĩa không thể còn yêu Linh tha thiết đến mức ghen tuông khi thấy Linh điện thoại nói chuyện tình cảm với người bạn trai mới của Linh đang sống tại miền Nam (như Nghĩa khai). Còn một dư luận cho rằng, mục đích Nghĩa hành động như thế là vì tiền.
Là người theo dõi sát vụ việc này, bản thân chúng tôi cũng rất băn khoăn với lập luận này. Bởi việc Nghĩa sau khi giết người đã lấy của nạn nhân 1 xe máy, 1 máy tính xách tay, ĐTDĐ đem bán và cầm đồ lấy tiền là quá rõ ràng, thể hiện hành vi cướp tài sản. Đến nay, cơ quan CSĐT cũng đã khởi tố bị can đối với Nghĩa với 2 tội danh: Giết người và cướp tài sản. Thế nhưng, nếu xét về tận cùng, việc Nghĩa cần tiền như vậy liệu đã đến mức bức bách, phải giết người man rợ hay không? Bởi gia đình Nghĩa kinh tế khá giả, bản thân cũng thỉnh thoảng kiếm được tiền từ kinh doanh trò chơi game trên mạng. Hoàng Thị Yến rất yêu Nghĩa, cô gái ấy sẵn sàng trao cả chìa khoá nhà của mình cho hắn thì chắc sẽ không đến mức chì chiết anh ta về chuyện "cắm" xe máy của mình.
Theo đánh giá của chúng tôi, động cơ cướp tài sản của Nghĩa chỉ xuất hiện song hành, hoặc sau khi đã giết chị Linh. Còn nguyên nhân sâu xa hành động giết người tàn ác của Nghĩa phải chính là sự bức bách về tinh thần. Trong lời khai của mình, Nghĩa cũng đã từng viết: "Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm khi Linh vừa ngủ với tôi lại có thể ngủ với người khác".
Giám định mẫu máu của nạn nhân thu được tại hiện trường. |
Một số cán bộ chuyên tham gia điều tra tội phạm cũng đã nghiêng về giả thiết này, họ cho rằng, trong người đàn ông hay tồn tại một sự ích kỷ tình cảm. Dù Nghĩa không phải yêu Linh nhất, yêu Linh nhiều, nhưng hắn cũng không muốn Linh thuộc sở hữu của người khác. Nhất là khi cảm giác yêu đương vừa thăng hoa, lại thấy người vừa nói lời yêu thương, quan hệ thể xác với mình đi nói chuyện yêu đương với kẻ khác, sự ích kỷ ấy khiến Nghĩa nghĩ rằng, mình đã bị xúc phạm nghiêm trọng.
Cũng có thể thêm một lý do nào đó về mặt tinh thần khiến Nghĩa càng nung nấu thêm ý định giết cô gái. Sau lúc này, một ý nghĩ đen tối khác lại đến khi anh ta thấy những tài sản Linh mang theo có thể trang trải một số nhu cầu đang cần thiết của mình. Tất cả đã khiến anh ta trở thành kẻ thủ ác mà trời đất cũng không thể dung tha.
Báo động những diễn biến bất thường về tâm lý tội phạm
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá Trương Công Am, Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý, Học viện An ninh nhân dân, điều quan trọng là tìm ra yếu tố nào thúc đẩy đối tượng gây án. Nếu trong trường hợp như chúng tôi nêu trên, động cơ phạm tội trùng với mục đích vụ lợi, có thể lý giải về hành vi phạm tội của đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa.
Đại tá Trương Công Am cho biết, hiện ngày càng xuất hiện nhiều vụ án giết người với tính chất man rợ, đấy là do ảnh hưởng mặt trái của sự hội nhập với thế giới, sự đô thị hoá nhanh của xã hội… cùng với một số yếu tố khác đã làm thay đổi tâm sinh lý của con người. Đối với những đối tượng phạm tội có học thức thì sau khi gây án, việc đối phó với cơ quan Công an cũng tinh vi hơn. Trong vụ án này, thể hiện ở việc đối tượng Nghĩa tìm cách làm mất dấu vết gây khó khăn cho việc truy tìm tung tích nạn nhân… Tuy nhiên, tội phạm càng tính toán kỹ càng thì càng dễ bộc lộ điểm vô lý theo kiểu "lạy ông, tôi ở bụi này". Chính vì thế mà từ đó, cơ quan CSĐT tìm ra đối tượng gây án.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, xã hội hiện đại ẩn chứa nhiều mặt trái kích thích người ta phạm tội: Những trò chơi điện tử bạo lực với những cảnh bắn súng, chém giết máu chảy đầu rơi. Phim hành động bạo lực không chỉ ở rạp chiếu phim, băng đĩa mà còn cả trên truyền hình hằng ngày. Ngay cả một số tờ báo cũng thiên về khía cạnh "nhấm nháp tội phạm"... Nhiều yếu tố như vậy khiến người ta hoài nghi, cảm thấy "xung quanh mình toàn tội phạm". Tâm lý đó kéo khoảng cách giữa "hành động ảo" và hành động phạm tội gần nhau hơn. Người bình thường thì thấy đó để phòng ngừa, nhưng kẻ thủ ác lại bắt chước theo.
Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an Hà Nội cho rằng, theo quan điểm "cổ điển" về tâm lý tội phạm, sau khi gây án, đặc biệt đối với các vụ án giết người, tội phạm thường rất run sợ. Thế nhưng trong thời gian gần đây, gia tăng những vụ án giết người có tính chất dã man, không đi theo quy luật chung của tội phạm là điều rất bất thường, đặc biệt diễn ra ở tội phạm trẻ, có học. Nhiều trường hợp phạm tội xong, đối tượng còn bình thản về nhà tắm giặt rồi quay lại hiện trường trà trộn như những người dân hiếu kỳ để quan sát. Những biến đổi kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới sự gia tăng tội ác xã hội, bởi sự phát triển "nóng" và đa dạng của xã hội hiện nay đã kéo theo nhiều mầm mống tội phạm.
Theo CAND
Bình luận