(VTC News) - Chùa Đồng, chùa Hương hay chùa Bái Đính, đền Trần sẽ là những địa điểm đầu tiên được các phật tử trên cả nước lựa chọn là nơi hành hương vào những ngày đầu năm mới Bính Thân.
Chùa Đồng Yên Tử
Yên Tử được xem là nơi đất Phật - nơi để những phật tử đổ về hành hương vào ngày mùng một Tết hàng năm, và Tết Bính Thân năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Yên Tử nằm tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nơi có suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh và chùa Đồng.
Nằm ở độ cao chót vót với đường đi hiểm trở cùng giá trị lịch sử lâu đời đã trở thành nét thu hút khiến nhiều du khách tìm đến đến để chiêm ngưỡng và tìm hiểu nét độc đáo của lịch sử chùa Yên Tử.
Chùa Đồng Yên Tử cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Quảng Ninh đã tạo nên quần thể kiến trúc Yên Tử đồ sộ và cũng là đại diện cho nền móng và sự phát triển của phái Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Du khách tìm về chùa Đồng Yên Tử không chỉ bởi nghệ thuật kiến trúc độc đáo với lịch sử lâu đời, mà còn tìm về thế giới tâm linh để thanh tịnh tâm hồn, thấu hiểu những triết lý Phật Giáo sâu xa, để nghe những lời răn dạy nơi cửa Phật.
Chùa Bái Đính
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư.
Nơi đây còn được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…
Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật.
Chùa Bái Đính là khu chùa linh thiêng lớn nhất Việt Nam nên luôn là địa điểm được hàng vạn phật tử lựa chọn làm nơi hành hương đầu tiên trong năm.
Chùa Hương
Chùa Hương đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng và luôn đông đúc người đi lễ vào những ngày đầu năm mới.
Chùa Hương nằm ngay ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tại nơi đây du khách còn được ngồi đò xuôi dòng suối Yến để cảm nhận không gian thanh bình của miền đất Phật.
Với du khách gần Hà Nội, có thể trẩy hội chùa Hương trong ngày nhưng nên đi từ sớm để tránh đông đúc. Khách ở xa nên dành 2 ngày và nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau vào động Hương Tích sớm.
Đền Trần
Đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa là 3 công trình kiến trúc chính ở đây.
Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng.
Nhiều người tin rằng có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp. Năm nay, lễ phát ấn sẽ được tiến hành sớm, cụ thể là bắt đầu vào 5h30 ngày 15 tháng Giêng tại khu vực nhà Giải Vũ và Nhà trưng bày đền Trùng Hoa.
Ngoài xin ấn, dâng hương, khách đến đền ngày khai hội còn được trải nghiệm các hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn...
Huyền Trân
Chùa Đồng Yên Tử
Yên Tử được xem là nơi đất Phật - nơi để những phật tử đổ về hành hương vào ngày mùng một Tết hàng năm, và Tết Bính Thân năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Yên Tử nằm tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nơi có suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh và chùa Đồng.
Chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử |
Chùa Đồng Yên Tử cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Quảng Ninh đã tạo nên quần thể kiến trúc Yên Tử đồ sộ và cũng là đại diện cho nền móng và sự phát triển của phái Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Du khách tìm về chùa Đồng Yên Tử không chỉ bởi nghệ thuật kiến trúc độc đáo với lịch sử lâu đời, mà còn tìm về thế giới tâm linh để thanh tịnh tâm hồn, thấu hiểu những triết lý Phật Giáo sâu xa, để nghe những lời răn dạy nơi cửa Phật.
Chùa Bái Đính
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư.
Chùa Bái Đính |
Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật.
Chùa Bái Đính là khu chùa linh thiêng lớn nhất Việt Nam nên luôn là địa điểm được hàng vạn phật tử lựa chọn làm nơi hành hương đầu tiên trong năm.
Chùa Hương
Chùa Hương đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng và luôn đông đúc người đi lễ vào những ngày đầu năm mới.
Chùa Hương |
Với du khách gần Hà Nội, có thể trẩy hội chùa Hương trong ngày nhưng nên đi từ sớm để tránh đông đúc. Khách ở xa nên dành 2 ngày và nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau vào động Hương Tích sớm.
Đền Trần
Đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa là 3 công trình kiến trúc chính ở đây.
Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng.
Đền Trần |
Ngoài xin ấn, dâng hương, khách đến đền ngày khai hội còn được trải nghiệm các hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn...
Huyền Trân
Bình luận