(VTC News) - Với người dân, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán thì đền Bà chúa Kho (xã Vũ Ninh, Bắc Ninh) nổi tiếng linh thiêng nên cứ năm hết tết về lại chật cứng những người đến trả rồi vay tiền. Dịch vụ khấn thuê nhờ thế mà có đất dụng võ. Theo những người đi lễ, chỉ từ 500 đến 1.000 đồng cộng với tiền “lì xì” cho người khấn thuê, người đi vay tiền yên tâm sẽ có một năm đầy tài lộc.
“Đất dụng võ” của cò khấn thuê
Mới 8 giờ sáng, cửa đền Trình đã đông ghịt người ra vào, chen lấn xô đẩy, khói hương mù mịt và râm ran lời khấn vái. Chen mãi mới vào được bên trong, một phụ nữ trạc tuổi trung niên túm lấy tay tôi liến thoắng: “Để cô khấn cho con nhé, vào đây, vào đây”. Bị tôi từ chối, cô lại níu áo một chị khác: “Để chị khấn cho, mở hàng cho chị đi nào, cho hôm nay đắt khách nào?”. Cứ thế, “cò” lượn hết người này đến người khác để được… khấn giúp.
Giá cả tùy tâm, tiền đặt lễ từ 500 đồng đến 10.000 đồng nhưng quan trọng là tiền lì xì của người thuê khấn cho cò. Tìm được đối tượng, sau khi gia chủ đặt tiền lễ lên đĩa, người khấn thuê bắt đầu đọc vanh vách: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành..."
Người phụ nữ khấn thuê này cho biết, đang bán hàng mã ở cổng đình nhưng thấy khấn thuê kiếm tiền dễ hơn nên vào đây tranh thủ... khấn. “Tui trình đồng được 12 năm, làm nghề này vất vả lắm, có người phải xin đài đến 3, 4 lần, khấn ròng rã mới được. Ở đền này chỉ có mấy người khấn thuê thôi. Vào đền Chúa làm ăn được hơn nhưng phải là người trong làng mới được khấn”.
Mặc cả nơi cửa đền
Vào đền Chúa mới thấy được sự chuyên nghiệp của nghề khấn thuê. Lực lượng khấn thuê khá đa dạng, từ những bà lão đã ngoài 70 đến những cô gái mới đôi mươi. Tính sơ sơ đội ngũ này phải đến 50-60 người. Công cụ kiếm tiền đơn giản chỉ với một cái đĩa nhỏ và hai đồng tiền xu. Có một thùng đặt tiền lễ ngay trước mỗi cửa, người đến khấn sẽ đặt tiền vào đó rồi thuê khấn. Tiền của vị khách này đặt xuống được nhấc lên làm tiền lộc cho vị khách sau.
Dịch vụ trọn gói: sắp lễ, bê mâm lên đền, chọn một chỗ đẹp đặt lễ và khấn thuê. Mỗi mâm lễ tầm 50 đến 100.000 đồng. Tiền khấn thì tùy tâm khách và sự khôn khéo của người khấn.
Mặc dù nói là tùy tâm, nhưng khi thấy khách đưa tiền khấn ít, người khấn thuê đề nghị thẳng: “Cho chị năm chục nhé” (50.000 đồng - pv). Gia chủ có kêu đắt thì được các đối tượng làm phép tính nhanh: “Tiền em đặt lễ có 1.000 đồng mà chị khấn cho em đến dăm sáu phút, xin cho chồng em, con em lại cả em nữa, như thế là ít đấy".
Khách đông, người khấn thuê cũng đông. Không ít người tay phải một người kéo, tay trái một người níu với lời mời rất ngọt ngào. Đến lúc vị khách bỏ đi họ thì họ quay ra cự cãi, gây náo loạn nơi cửa đền.
Chị Linh, một phụ nữ khấn thuê người làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh cho biết, từ giao thừa đến nay (15 tháng giêng) mỗi ngày cô kiếm được khoảng trăm khách. Với mỗi đối tượng: công chức, buôn bán, học sinh, sinh viên… lại có bài khấn riêng. Tuy nhiên nếu nghe kỹ, những bài khấn này na ná như nhau.
Trong khi đó người thuê khấn với tâm lý chỉ đặt một ít tiền lễ mà có thể khấn cho cả năm nên thường “tặc lưỡi": “Nhờ khấn cho nhanh bởi chen vào đến đền trong cái nắng nóng, đông đúc thế này, tìm được chỗ đứng còn khó”. Nhiều người loay hoay khấn không bài bản bị xô đẩy lại… mất cả thiêng. Chính vì thế, dịch vụ khấn thuê mới có đất dụng võ.
Hương Giang
“Đất dụng võ” của cò khấn thuê
Mới 8 giờ sáng, cửa đền Trình đã đông ghịt người ra vào, chen lấn xô đẩy, khói hương mù mịt và râm ran lời khấn vái. Chen mãi mới vào được bên trong, một phụ nữ trạc tuổi trung niên túm lấy tay tôi liến thoắng: “Để cô khấn cho con nhé, vào đây, vào đây”. Bị tôi từ chối, cô lại níu áo một chị khác: “Để chị khấn cho, mở hàng cho chị đi nào, cho hôm nay đắt khách nào?”. Cứ thế, “cò” lượn hết người này đến người khác để được… khấn giúp.
Mới 8 giờ sáng, Đền Trình đã đông nghìn nghịt, người đi lễ phải dâng lễ và khấn từ xa |
Giá cả tùy tâm, tiền đặt lễ từ 500 đồng đến 10.000 đồng nhưng quan trọng là tiền lì xì của người thuê khấn cho cò. Tìm được đối tượng, sau khi gia chủ đặt tiền lễ lên đĩa, người khấn thuê bắt đầu đọc vanh vách: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành..."
Người phụ nữ khấn thuê này cho biết, đang bán hàng mã ở cổng đình nhưng thấy khấn thuê kiếm tiền dễ hơn nên vào đây tranh thủ... khấn. “Tui trình đồng được 12 năm, làm nghề này vất vả lắm, có người phải xin đài đến 3, 4 lần, khấn ròng rã mới được. Ở đền này chỉ có mấy người khấn thuê thôi. Vào đền Chúa làm ăn được hơn nhưng phải là người trong làng mới được khấn”.
Cẩn thận, người khấn thuê này còn ghi ra giấy tên, địa chỉ của gia chủ để khấn cho chuẩn |
Mặc cả nơi cửa đền
Vào đền Chúa mới thấy được sự chuyên nghiệp của nghề khấn thuê. Lực lượng khấn thuê khá đa dạng, từ những bà lão đã ngoài 70 đến những cô gái mới đôi mươi. Tính sơ sơ đội ngũ này phải đến 50-60 người. Công cụ kiếm tiền đơn giản chỉ với một cái đĩa nhỏ và hai đồng tiền xu. Có một thùng đặt tiền lễ ngay trước mỗi cửa, người đến khấn sẽ đặt tiền vào đó rồi thuê khấn. Tiền của vị khách này đặt xuống được nhấc lên làm tiền lộc cho vị khách sau.
Dịch vụ trọn gói: sắp lễ, bê mâm lên đền, chọn một chỗ đẹp đặt lễ và khấn thuê. Mỗi mâm lễ tầm 50 đến 100.000 đồng. Tiền khấn thì tùy tâm khách và sự khôn khéo của người khấn.
Mặc dù nói là tùy tâm, nhưng khi thấy khách đưa tiền khấn ít, người khấn thuê đề nghị thẳng: “Cho chị năm chục nhé” (50.000 đồng - pv). Gia chủ có kêu đắt thì được các đối tượng làm phép tính nhanh: “Tiền em đặt lễ có 1.000 đồng mà chị khấn cho em đến dăm sáu phút, xin cho chồng em, con em lại cả em nữa, như thế là ít đấy".
Người thanh niên này đang "thành tâm" xin lộc cho gia chủ |
Khách đông, người khấn thuê cũng đông. Không ít người tay phải một người kéo, tay trái một người níu với lời mời rất ngọt ngào. Đến lúc vị khách bỏ đi họ thì họ quay ra cự cãi, gây náo loạn nơi cửa đền.
Chị Linh, một phụ nữ khấn thuê người làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh cho biết, từ giao thừa đến nay (15 tháng giêng) mỗi ngày cô kiếm được khoảng trăm khách. Với mỗi đối tượng: công chức, buôn bán, học sinh, sinh viên… lại có bài khấn riêng. Tuy nhiên nếu nghe kỹ, những bài khấn này na ná như nhau.
Trong khi đó người thuê khấn với tâm lý chỉ đặt một ít tiền lễ mà có thể khấn cho cả năm nên thường “tặc lưỡi": “Nhờ khấn cho nhanh bởi chen vào đến đền trong cái nắng nóng, đông đúc thế này, tìm được chỗ đứng còn khó”. Nhiều người loay hoay khấn không bài bản bị xô đẩy lại… mất cả thiêng. Chính vì thế, dịch vụ khấn thuê mới có đất dụng võ.
Hương Giang
Bình luận