(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng việc xây dựng tượng anh hùng Trung Quốc quá lớn lại ở vị trí nhạy cảm, nhìn ra Biển Đông là một việc làm không bình thường.
Một dự án xây dựng khu du lịch tâm linh tại khu vực thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) với hạng mục quan trọng nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến 36m đang gây xôn xao dư luận.
Trả lời PV VTC News bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho biết Quan Công là nhân vật lịch sử người Trung Quốc nhưng đối với tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì là người chính trực. Vì vậy, dư luận cần tách bạch việc thờ cúng ông Quan Công và việc xây dựng tượng Quan Công cao lớn bất thường trong thời kỳ nhạy cảm hiện nay.
Tuy vậy, người dân không nên thấy tình hình căng thẳng giữa Việt Nam - Trung Quốc để rồi cấm yêu mến, thờ cúng nhân vật Quan Công.
"Chúng ta có thờ cúng Quan Công, kể cả người gốc Hoa hay người Việt cũng vậy. Ở một số miếu, đền vẫn có tượng Quan Công, cho nên ở đây không có vấn đề chính trị mà là vấn đề văn hóa.
Mà văn hóa này cũng tồn tại từ rất lâu rồi. Ông Quan Công là tượng trưng cho người trung thực, nghĩa khí", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nếu xây dựng tượng Quan Công to lớn với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép trên diện tích rộng 18ha hướng ra Biển Đông thì ở Việt Nam chưa bao giờ làm.
"Tượng Phật Thích ca, Phật Quan âm, tượng Chúa xây dựng lớn ở Việt Nam thì đã có, còn bây giờ mà làm tượng Quan Công to lớn đến như vậy thì đúng là đáng phải suy nghĩ.
Đúng là các nơi thờ tự ở nước ta có tượng nhân vật này, nhân vật kia của Trung Quốc nhưng làm tượng to đến thế thì câu hỏi là vì sao phải làm?
Việc này có hợp lý hay không? Khi đã không bình thường thì cần xem lại động cơ của chủ đầu tư đó là vì sao lại làm như thế.
Tại sao ở đây không phải là tượng Trần Hưng Đạo hay Quang Trung (Nguyễn Huệ) mà lại là tượng Quan Công. Theo tôi, chúng ta cần phải trao đổi lại với doanh nghiệp để có câu trả lời rõ ràng", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Nhân nhắc tới việc xây tượng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhớ lại chuyện Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan) xây dựng miếu thờ trong dự án ở Hà Tĩnh. Ông Nghĩa cũng đã từng phát biểu trước Quốc hội về việc Forrmosa xây miếu thờ trên diễn đàn Quốc hội.
"Về việc xây miếu thờ trong Formosa thì tôi cũng đã nói rồi. Người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc sang đây xây dựng các công trình thờ cúng sẽ phức tạp.
Còn nếu việc xây dựng tượng Quan Công là của doanh nghiệp Việt Nam bình thường thì nên trao đổi qua lại.
Tuy nhiên, đừng vì chuyện này mà công kích hay khuyên bảo người ta không nên sùng bái ông Quan Công. Đó là chuyện không nên", đại biểu Nghĩa nêu quan điểm.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lai Văn Khánh, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (Bình Chánh, TP HCM) khẳng định:
"Tôi sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Châu nên muốn đầu tư về quê nhà. Vĩnh Châu có nhiều người Hoa sinh sống, họ hay thờ Quan Công nên chúng tôi muốn xây tượng vị này cho lạ chứ không có ý nghĩ gì khác".
Theo ông Khánh, hiện doanh nghiệp đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các cấp chính quyền tỉnh Sóc Trăng về việc bác ý tưởng xây tượng Quan Công nhìn ra biển.
Ông Lưu Quang Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Lợi cho biết, công ty chỉ nghĩ đến góc độ kinh doanh vì Vĩnh Châu là nơi tập trung rất nhiều người Hoa sinh sống lâu năm.
Ý tưởng xây dựng tượng Quan Công nhìn ra biển trước tiên nhằm thu hút khách là người Hoa đến tham quan, ăn uống.
"Đây chỉ mới là ý tưởng, chúng tôi đang cân nhắc khi dư luận phản ứng. Khi nào có quyết định chính thức, chúng tôi sẽ công bố", ông Phú nói.
Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Theo dư luận nhân dân địa phương, đây là dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công, 1 nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc thì không phù hợp.
Việc thờ cúng Quan Công là việc bình thường, nhưng xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm.
Một cán bộ về hưu ở Vĩnh Châu gãi bày: “Trong điều kiện chính trị xã hội và tranh chấp biển Đông đang có chiều hướng gia tăng thì việc 1 công ty xin cho xây tượng Quan Công quy mô hoành tráng tại vùng biển phía Nam tổ quốc ta lại nhìn ra biển Đông liệu có quá nhạy cảm không? Theo tôi đây là vấn đề rất tế nhị, không muốn nói là quá nhạy cảm.
Quan Công là nhân vật tâm linh, một anh hùng theo quan niệm của người Trung Quốc. Tượng Quan Công đứng trấn thủ nhìn ra biển Đông là một việc càng không nên có. Về kinh tế, dự án này chưa thể nói là sẽ mang về lợi ích khổng lồ bởi du lịch ở Sóc Trăng vẫn chưa tương xứng, chưa thể thu hút khách du lịch nhiều bằng các địa phương khác.
Nếu doanh nghiệp xây dựng khu du lịch tâm linh mà họ đề nghị xây dựng tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tượng các vị Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực,… thì có lẽ ai cũng ủng hộ.
Phạm Thịnh
Một dự án xây dựng khu du lịch tâm linh tại khu vực thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) với hạng mục quan trọng nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến 36m đang gây xôn xao dư luận.
Vĩnh Châu, nơi được đề nghị xây tượng anh hùng Trung Quốc |
Tuy vậy, người dân không nên thấy tình hình căng thẳng giữa Việt Nam - Trung Quốc để rồi cấm yêu mến, thờ cúng nhân vật Quan Công.
"Chúng ta có thờ cúng Quan Công, kể cả người gốc Hoa hay người Việt cũng vậy. Ở một số miếu, đền vẫn có tượng Quan Công, cho nên ở đây không có vấn đề chính trị mà là vấn đề văn hóa.
Mà văn hóa này cũng tồn tại từ rất lâu rồi. Ông Quan Công là tượng trưng cho người trung thực, nghĩa khí", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nếu xây dựng tượng Quan Công to lớn với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép trên diện tích rộng 18ha hướng ra Biển Đông thì ở Việt Nam chưa bao giờ làm.
"Tượng Phật Thích ca, Phật Quan âm, tượng Chúa xây dựng lớn ở Việt Nam thì đã có, còn bây giờ mà làm tượng Quan Công to lớn đến như vậy thì đúng là đáng phải suy nghĩ.
Đúng là các nơi thờ tự ở nước ta có tượng nhân vật này, nhân vật kia của Trung Quốc nhưng làm tượng to đến thế thì câu hỏi là vì sao phải làm?
Việc này có hợp lý hay không? Khi đã không bình thường thì cần xem lại động cơ của chủ đầu tư đó là vì sao lại làm như thế.
Tại sao ở đây không phải là tượng Trần Hưng Đạo hay Quang Trung (Nguyễn Huệ) mà lại là tượng Quan Công. Theo tôi, chúng ta cần phải trao đổi lại với doanh nghiệp để có câu trả lời rõ ràng", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa |
"Về việc xây miếu thờ trong Formosa thì tôi cũng đã nói rồi. Người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc sang đây xây dựng các công trình thờ cúng sẽ phức tạp.
Còn nếu việc xây dựng tượng Quan Công là của doanh nghiệp Việt Nam bình thường thì nên trao đổi qua lại.
Tuy nhiên, đừng vì chuyện này mà công kích hay khuyên bảo người ta không nên sùng bái ông Quan Công. Đó là chuyện không nên", đại biểu Nghĩa nêu quan điểm.
Video: Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông
Trước đó, trả lời báo chí, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, đơn vị không đồng ý với đề xuất xây tượng Quan Công của chủ đầu tư Dự án Khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu ở thị xã Vĩnh Châu.Liên quan đến vấn đề này, ông Lai Văn Khánh, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (Bình Chánh, TP HCM) khẳng định:
"Tôi sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Châu nên muốn đầu tư về quê nhà. Vĩnh Châu có nhiều người Hoa sinh sống, họ hay thờ Quan Công nên chúng tôi muốn xây tượng vị này cho lạ chứ không có ý nghĩ gì khác".
Theo ông Khánh, hiện doanh nghiệp đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các cấp chính quyền tỉnh Sóc Trăng về việc bác ý tưởng xây tượng Quan Công nhìn ra biển.
Ông Lưu Quang Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Lợi cho biết, công ty chỉ nghĩ đến góc độ kinh doanh vì Vĩnh Châu là nơi tập trung rất nhiều người Hoa sinh sống lâu năm.
Ý tưởng xây dựng tượng Quan Công nhìn ra biển trước tiên nhằm thu hút khách là người Hoa đến tham quan, ăn uống.
"Đây chỉ mới là ý tưởng, chúng tôi đang cân nhắc khi dư luận phản ứng. Khi nào có quyết định chính thức, chúng tôi sẽ công bố", ông Phú nói.
Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Theo dư luận nhân dân địa phương, đây là dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công, 1 nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc thì không phù hợp.
Việc thờ cúng Quan Công là việc bình thường, nhưng xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm.
Một cán bộ về hưu ở Vĩnh Châu gãi bày: “Trong điều kiện chính trị xã hội và tranh chấp biển Đông đang có chiều hướng gia tăng thì việc 1 công ty xin cho xây tượng Quan Công quy mô hoành tráng tại vùng biển phía Nam tổ quốc ta lại nhìn ra biển Đông liệu có quá nhạy cảm không? Theo tôi đây là vấn đề rất tế nhị, không muốn nói là quá nhạy cảm.
Quan Công là nhân vật tâm linh, một anh hùng theo quan niệm của người Trung Quốc. Tượng Quan Công đứng trấn thủ nhìn ra biển Đông là một việc càng không nên có. Về kinh tế, dự án này chưa thể nói là sẽ mang về lợi ích khổng lồ bởi du lịch ở Sóc Trăng vẫn chưa tương xứng, chưa thể thu hút khách du lịch nhiều bằng các địa phương khác.
Nếu doanh nghiệp xây dựng khu du lịch tâm linh mà họ đề nghị xây dựng tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tượng các vị Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực,… thì có lẽ ai cũng ủng hộ.
Phạm Thịnh
Bình luận