(VTC News) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất thống nhất hệ thống quản lý đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Đại diện phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao.
Để phát huy một lợi thế cạnh tranh quan trọng nữa là nguồn nhân lực Việt Nam cần có nhiều chuyên gia nghiên cứu thiết kế xuất sắc, đội ngũ đông đảo công nhân giỏi tay nghề nên phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Muốn vậy cần đổi mới chương trình và cách giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, tăng cường thời lượng thực hành tại trường và thời gian thực tập tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các Bộ ngành liên quan cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp.
Khuyến khích trao đổi công nghệ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để cơ sở được cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất của chuyên ngành.
Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề để tạo thêm nhiều cơ hội đào tạo cho người lao động, san sẻ gánh nặng đào tạo nghề với nhà nước.
Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực là rất cần thiết từ những giai đoạn đầu.
Trường trung học phổ thông hiện tại chỉ dạy các môn học cơ bản, trong khi các doanh nghiệp lại cần các nhân lực có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu; do đó, việc phát triển các trường trung học phổ thông chuyên về kỹ thuật cần được chú trọng và xem xét.
Phòng Thương mại và Công nghiệp kiến nghị sửa đổi Luật Dạy nghề theo hướng thành lập Hội đồng thi và cấp bằng, chứng chỉ độc lập.
Giao cho các tổ chức đại diện giới sử dụng lao động, các Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp tham gia Hội đồng. Phát triển mô hình liên kết để doanh nghiệp, hiệp hội nghề tham gia vào việc xây dựng chuẩn nghề, xây dựng giáo trình.
Thống nhất hệ thống quản lý đào tạo nghề (hiện vừa do Bộ Lao động TBXH, vừa do Bộ giáo dục đào tạo quản lý) .
Chuẩn bị tốt lộ trình cho các trường dạy nghề Việt Nam và các DN Việt Nam tận dụng cơ hội từ sự lưu thông của thị trường lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
Minh Đức
Để phát huy một lợi thế cạnh tranh quan trọng nữa là nguồn nhân lực Việt Nam cần có nhiều chuyên gia nghiên cứu thiết kế xuất sắc, đội ngũ đông đảo công nhân giỏi tay nghề nên phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất thống nhất hoạt động dạy nghề để nâng cao chất lượng lao động |
Muốn vậy cần đổi mới chương trình và cách giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, tăng cường thời lượng thực hành tại trường và thời gian thực tập tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các Bộ ngành liên quan cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp.
Khuyến khích trao đổi công nghệ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để cơ sở được cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất của chuyên ngành.
Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề để tạo thêm nhiều cơ hội đào tạo cho người lao động, san sẻ gánh nặng đào tạo nghề với nhà nước.
Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực là rất cần thiết từ những giai đoạn đầu.
Trường trung học phổ thông hiện tại chỉ dạy các môn học cơ bản, trong khi các doanh nghiệp lại cần các nhân lực có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu; do đó, việc phát triển các trường trung học phổ thông chuyên về kỹ thuật cần được chú trọng và xem xét.
Phòng Thương mại và Công nghiệp kiến nghị sửa đổi Luật Dạy nghề theo hướng thành lập Hội đồng thi và cấp bằng, chứng chỉ độc lập.
Giao cho các tổ chức đại diện giới sử dụng lao động, các Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp tham gia Hội đồng. Phát triển mô hình liên kết để doanh nghiệp, hiệp hội nghề tham gia vào việc xây dựng chuẩn nghề, xây dựng giáo trình.
Thống nhất hệ thống quản lý đào tạo nghề (hiện vừa do Bộ Lao động TBXH, vừa do Bộ giáo dục đào tạo quản lý) .
Chuẩn bị tốt lộ trình cho các trường dạy nghề Việt Nam và các DN Việt Nam tận dụng cơ hội từ sự lưu thông của thị trường lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
Minh Đức
Bình luận