• Zalo

Đề xuất phương án thi mới gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Giáo dụcThứ Tư, 23/04/2014 07:38:00 +07:00Google News

(VTC News)- Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập vừa gửi kiến nghị đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT 2015.

(VTC News)- Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập vừa gửi kiến nghị đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2015.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam đã nghiên cứu đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tiết kiệm.
Kỳ thi quốc gia chung 2015
Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất phương án mới cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 (Ảnh minh họa) 

GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập cho biết trên cơ sở phương án đổi mới thi đã đề xuất với Bộ GD-ĐT từ cuối năm 2010, Hiệp hội tiếp tục cập nhật tình hình mới để bổ sung thành phương án 2014 và tổ chức cuộc tọa đàm xin ý kiến các chuyên gia giáo dục cùng đại diện các trường hội viên.

Hiệp hội cũng báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về quan điểm và tóm tắt phương án thi tốt nghiệp THPT triển khai từ năm 2015.

Xem toàn bộ chuyên đề: "Hướng tới 1 kỳ thi quốc gia từ 2015" trên VTC News tại đây

GS Trần Hồng Quân khẳng định quan điểm: “Cùng một lượng kiến thức phổ thông trung học thì không cần 2 kỳ thi, chỉ cần tổ chức một kỳ thi vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả. Để đánh giá trình độ học vấn khách quan cần áp dụng hình thức thi trắc nghiệm là chủ yếu, sử dụng công nghệ phục vụ thi hiện đại.

Thi nhiều môn để tránh dạy và học lệch; đề thi thiết kế theo hướng bớt kiến thức học thuộc, tăng kiến thức kiểm tra năng lực thực tế của học sinh để điều chỉnh dạy và học tích cực”.
gs trần hồng quân
GS Trần Hồng Quân cho rằng cùng một lượng kiến thức không cần đến 2 kỳ thi để đánh giá năng lực học sinh (Ảnh: Phạm Thịnh)

Báo điện tử VTC News xin gửi một số nội dung quan trọng trong đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2015.

Mục tiêu của kỳ thi:

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cải tiến này còn có thể gọi là kỳ thi cuối bậc trung học phổ thông, tính chất của nó không hoàn toàn giống kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cũng không hoàn toàn giống kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trước đây.  

Mục tiêu của kỳ thi này là:

-    Cung cấp một tiêu chí quan trọng để xác nhận trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cho mọi người học trong và ngoài hệ thống giáo dục phổ thông.

-    Cung cấp kết quả để thí sinh dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Vì nhằm mục tiêu kép, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cải tiến có một số khác biệt với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây ở chỗ:

-    Đối tượng không nhất thiết là học sinh đã học hết bậc phổ thông, chỉ cần ở cuối bậc phổ thông, có thể bao gồm những thí sinh tự do không học trung học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường đại học và chuyên nghiệp.

-    Từ đó không khống chế thời gian thi chỉ ở cuối niên khóa trung học phổ thông, và có thể tổ chức thi nhiều lần trong năm.

-    Thí sinh được kết quả thấp ở một kỳ thi có thể đăng ký xin thi lại ở một kỳ thi sau để nâng điểm, đó là cách để tự nâng cao năng lực và được xác nhận lại, như vậy kết quả không bị cố định như ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cải tiến cũng khác kỳ thi tuyển sinh đại học trước đây ở chỗ:
-          Bao gồm cả mục tiêu xác nhận trình độ tốt nghiệp phổ thông;
-          Không nhằm một ngành đào tạo cụ thể nào của trường đại học;
-           Được tổ chức nhiều lần trong năm.

Đối tượng:

-    Mọi học sinh ở cuối bậc trung học phổ thông cần được công nhận tốt nghiệp hoặc muốn được nâng điểm tuy đã được công nhận tốt nghiệp.
-    Mọi người có nhu cầu được xác nhận trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và được dự tuyển vào đại học, cao đẳng.
Mọi thí sinh đều phải đóng lệ phí cho mỗi kỳ thi.

Tính chất kỳ thi:

Loại thi thành quả học tập (achievement test), đánh giá theo chuẩn (norm), cụ thể là dựa vào chương trình phổ thông, và tính điểm dựa vào một phân bố chuẩn đại diện học sinh cuối bậc phổ thông của cả nước.

Công nghệ:

-    Đề thi: được thiết kế chủ yếu theo phương pháp TNKQ, kết hợp một số câu hỏi TL ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung (Toán, Tiếng Việt).

-    Việc phát triển ngân hàng câu hỏi, thiết kế đề thi, xây dựng các đề thi tương đương được triển khai theo theo lý thuyết và công nghệ đo lường hiện đại (Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi). Công nghệ phát triển ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi tương đương … sẽ được trình bày cụ thể trong đề án chi tiết.

-  Ở đây cần nói vài ý về việc sử dụng chủ yếu phương pháp TNKQ và TL cho kỳ thi. Định hướng sẽ mở rộng sử dụng TNKQ cho phần lớn môn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đã được đưa ra từ năm 2002 trong lộ trình phát triển kỳ thi, nhưng đến năm 2007 chỉ dừng lại ở 4 môn Ngoại ngữ, Lý , Hóa, Sinh. Sở dĩ có tình trạng này vì một số ý kiến trong công luận, kể cả từ các nhà giáo có tên tuổi, phản đối việc dùng TNKQ.

Các ý kiến này nhấn mạnh một số nhược điểm của TNKQ nhưng không đặt vấn đề về phương pháp trong tổng thể một kỳ thi tiêu chuẩn hóa quy mô lớn: kỳ thi rất đông thí sinh, cần chấm bài nhanh, tránh thiên lệch nhiều.

Xét về tổng quát có thể nói hai phương pháp TNKQ và TL có đặc điểm như sau: chất lượng của kỳ thi bằng TNKQ chủ yếu phụ thuộc vào đề thi, còn chất lượng của kỳ thi bằng TL chủ yếu phụ thuộc vào người chấm bài.

Với các đặc điểm tổng quát đó trong một kỳ thi tiêu chuẩn hóa quy mô lớn phương pháp TNKQ chiếm ưu thế áp đảo.

Bởi vì với quy mô hàng triệu thí sinh không thể nào tìm được đủ người chấm bài có trình độ cao, do đó để đảm bảo khách quan phải quy định thang điểm rất chi tiết để chấm bài, thường theo kiểu đếm ý để tính điểm, tức là mặc nhiên biến một đề thi TL (có thể là hay) thành một đề TNKQ tồi.

Còn đối với TNKQ, đề thi có thể được đảm bảo và nâng cao chất lượng bằng quá trình lâu dài xây dựng ngân hàng câu hỏi, thử nghiệm và phân tích, chỉnh sửa câu hỏi; có thể huy động nhiều người tham gia viết câu hỏi mà không sợ lộ đề. 

Chính vì ưu thế tổng quát đó mà đối với các kỳ thi tiêu chuẩn hóa quy mô lớn ở các nước phát triển người ta sử dụng TNKQ là chủ yếu, chỉ bổ sung bằng vài câu hỏi TL ngắn đối với các môn học thật sự cần thiết.

Do không phân tích rõ ưu nhược điểm của TNKQ và TL mà ở nước ta chưa mở rộng sử dụng TNKQ cho các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý, làm cho các kỳ thi nặng nề, chấm thi tốn kém và thiếu khách quan, các môn thi và đề thi không bao quát được chương trình giáo dục.

Phần dưới đây đề nghị về các môn thi và phương pháp ra đề có xem xét đầy đủ đặc điểm của các phương pháp TNKQ và TL nêu trên, tận dụng các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu của từng phương pháp để ra được các đề thi tối ưu.      
 
Độc giả có đồng ý với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến bình luận cho chúng tôi theo ô thảo luận cuối bài viết để làm sáng tỏ vấn đề rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai đất nước này. 

>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn