Về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp, các đại biểu cho rằng việc thành lập các Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tiễn, và chỉ nên thành lập các Ban chỉ đạo ở hai cấp (cấp quốc gia và cấp tỉnh).
Nhiều ý kiến đồng tình với chủ trương Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia do Chính phủ thành lập; Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh thành lập. Tất cả các ban chỉ đạo đều hoạt động kiêm nhiệm.
Còn thành phần của ban Chỉ đạo của cấp nào thì để cấp đó quyết định. Việc quy định như vậy vừa bảo đảm tính linh hoạt, vừa phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của UBND cấp tỉnh đã được pháp luật quy định.
Đề xuất Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo cấp T.Ư
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Minh Kha (Đoàn đại biểu quốc hội TP.Cần Thơ) đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp T.Ư do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Bộ trưởng Công an làm phó ban thường trực.
Ở cấp địa phương, Chủ tịch tỉnh là trưởng ban, Giám đốc Công an tỉnh là phó ban thường trực.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên thành lập Ban chỉ đạo riêng mà kết hợp với Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm vì tính chất hoạt động của các ban này có nhiều điểm tương đồng.
Theo quy định tại dự thảo luật, lực lượng chuyên trách phòng, chống khủng bố gồm hai thành phần chính là các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và một số lực lượng khác được huy động tham gia.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng vai trò của quân đội còn mờ nhạt và đề nghị bổ sung, tương tự một số ngành khác như tài chính, hải quan...
Đề xuất lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố
Đa số tán thành chủ trương thành lập ban chỉ đạo cấp trung ương và cấp tỉnh, có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố.
Sáng nay 21.5, các đại biểu quốc hội đã thảo luận tại hội trường về những ý kiến còn khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố.
Theo Thanh niên
Bình luận