(VTC News) – ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, đào tạo được một người nam cũng như nữ rất khó khăn, tốn kém nên nếu quy định nữ nghỉ tuổi 55 là “rất lãng phí!”
Nên quy định nữ 2,5 năm tăng một bậc lương
Dự luật quy định tuổi nghỉ hưu nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, nhưng đưa ý kiến về quy định này, ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, quyền lao động phải bình đẳng như nhau, mọi người đều làm việc, đều nghỉ như nhau, trừ những trường hợp các vùng lao động độc hại, nặng nhọc, vũ trang… thì được quyền nghỉ sớm.
Theo ĐB An, bây giờ đội ngũ lao động nữ cũng rất lớn, đào tạo được một người nam cũng như nữ rất khó khăn, tốn kém để đạt được trình độ quản lý, lãnh đạo, khoa học, kỹ thuật, bác sĩ, dược sĩ, công nhân lành nghề rất khó khăn, nên để nữ nghỉ tuổi như thế là "rất lãng phí!”
ĐB Bùi Thị An kiến nghị Chính phủ cũng như Quốc hội “nên xem lại”, người nào mà vì độc hại, vì sức khỏe thì cả nam, cả nữ nên cho nghỉ hưu, nếu có ưu tiên nữ thì cho… cộng 5 năm bảo hiểm.
ĐB An cũng phân tích, với giá cả như hiện nay, lao động nữ làm việc cho độ 20-30 năm bây giờ về hưu không đủ chi cho mình, chưa nói hỗ trợ được cho con cháu nên lại phải đi làm thêm, thầy giáo đi dạy thêm, bác sỹ đi khám thêm, dược sỹ cũng đi bán thuốc thêm…“Tóm lại nữ có được nghỉ đâu, cuối cùng lại đi làm”.
Nhưng ở góc nhìn khác, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà RịaVũng Tàu) cho rằng tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi) như dự luật quy định là phù hợp. Theo ĐB này thì dự luật cũng mở ra hướng quy định người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.
Còn ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nhất trí với độ tuổi về hưu nam 60, nữ 55 nhưng cần phải sửa đổi một số quy định hiện hành mà theo ĐB này “đang gây bất bình đẳng rất lớn đối với chị em phụ nữ”.
Theo ĐB Minh, thực tế có những cơ quan tuyển dụng, đào tạo, chúng ta quy hoạch cán bộ còn thể hiện nữ kém nam 5 tuổi, trong khi cả nam và nữ cùng tốt nghiệp đại học như nhau và nữ còn hơn 10 năm thực hiện thiên chức của phụ nữ là chăm sóc và nuôi con nhỏ. Nhưng khi chuyển đổi, đào tạo quy hoạch thì lại quy định nam không quá 45 và nữ không quá 40 – “như vậy là mất cơ hội của chị em phụ nữ”.
ĐB Minh cũng nêu, về hệ số lương, quy định 3 năm tăng một bậc lương nhưng khi nữ về hưu trước 5 tuổi so với nam thì chị em phụ nữ cơ bản không được hưởng 2, 3 bậc cuối. “Nên chăng có quy định để nam 3 năm lên một bậc lương và nữ 2,5 năm tăng một bậc lương, như vậy để đến khi cùng về hưu là nữ 55 và nam 60 thì có thể đảm bảo được, bởi vì rất nhiều chế độ, chính sách chúng ta quan tâm đến lương và quan tâm đến thời gian công tác” – ĐB Minh nói.
Về lâu dài, ĐB Minh cũng đề xuất Chính phủ xem xét nghiên cứu kỹ hơn về Công ước CEDAW, theo đó, hiện trên 10 nước đã thực hiện bình đẳng độ tuổi về hưu bằng nhau (như Ấn Độ, Philipin, Xu Đăng, Lào, Mỹ, Canada…).
“Tôi nghĩ, nếu vì lý do quỹ bảo hiểm thì chúng ta có thể chọn tuổi nghỉ hưu bằng nhau của nam và nữ là 57, 58 và vẫn có ưu tiên cho các đối tượng lao động nặng nhọc cũng như các đối tượng có nhu cầu về hưu sớm làm trong những điều kiện độc hại”.
Nghỉ đẻ 6 tháng: Chúng ta không nên tiếc!
ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) nhất trí phương án thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và cho rằng, phụ nữ sau khi sinh hết thời gian nghỉ 4 tháng đều xin nghỉ thêm, đây là nguyện vọng rất chính đáng vì trẻ được bú mẹ trong 6 tháng không mất tiền mua thức ăn thay thế.
“Trên thực tế một người lao động cũng chỉ sinh có 2 con, nếu cả cuộc đời lao động ít nhất 20 năm thì có 2 lần nghỉ 6 tháng tôi nghĩ chúng ta cũng không nên tiếc. Phụ nữ mỗi một lần sinh là lần vượt cạn một mình rất nguy hiểm, sơ sẩy một chút là có khi mất cả tính mạng nên chị em sinh con cho nghỉ 6 tháng hết sức xứng đáng”- ĐB Hòa nói.
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị, cần nghiên cứu tạo điều kiện cho những người lao động ở khu vực phi chính thức, lao động ở vùng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ngoài thẻ bảo hiểm y tế ra khi họ sinh con họ được hưởng một khoản trợ cấp để bảo đảm quyền lợi công bằng của người lao động giữa các vùng, miền.
Theo gợi ý của ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) thì nên trợ cấp thai sản cho những lao động nữ này ở mức phù hợp, “chẳng hạn mỗi lần sinh được trợ cấp 1 tháng lương tối thiểu của vùng”.
Liên quan đến quy định này, ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị cần phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động nữ khi họ nghỉ sinh con xong bị mất việc hoặc họ không còn được ở vị trí trước khi họ nghỉ sinh con.
“Rồi cũng cần phải có quy định trách nhiệm của gia đình, những người chồng không tạo điều kiện cho vợ được chăm sóc kể cả vật chất và tinh thần trong thời gian nghỉ sinh con. Hoặc cơ quan bảo hiểm không thanh toán kịp thời tiền bảo hiểm cho người phụ nữ nghỉ sinh con cũng cần có quy định cụ thể hơn” – ĐB kiến nghị.
Nữ ĐB này còn cho biết, qua nghiên cứu nhiều nước trên thế giới (như Chile) họ có một số quy định khá ưu việt để gắn với trách nhiệm của tổ chức và cá nhân sử dụng lao động nam khi họ có vợ sinh con. Theo đó, lao động nam có thể được một khoản tiền từ 1-2 tháng lương để tìm người có thể thay họ chăm sóc vợ con của mình trong thời gian 1-2 tháng đầu. “Tôi đề nghị Chính phủ cũng nghiên cứu thêm điều này”.
Các ĐB tập cũng trung thảo luận về nhiều nội dung khác trong dự án Bộ luật lao động (sửa đổi), trong đó đa số đồng tình với quy định thời gian làm thêm của người lao động tối đa không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định được làm thêm giờ tối đa không quá 300 giờ trong một năm.
Theo chương trình thì ngày 18/6/2012 tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi).
Kiều Minh
Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi).
Nên quy định nữ 2,5 năm tăng một bậc lương
Dự luật quy định tuổi nghỉ hưu nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, nhưng đưa ý kiến về quy định này, ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, quyền lao động phải bình đẳng như nhau, mọi người đều làm việc, đều nghỉ như nhau, trừ những trường hợp các vùng lao động độc hại, nặng nhọc, vũ trang… thì được quyền nghỉ sớm.
DDBQH Bùi Thị An (Ảnh: Kiều Minh) |
ĐB Bùi Thị An kiến nghị Chính phủ cũng như Quốc hội “nên xem lại”, người nào mà vì độc hại, vì sức khỏe thì cả nam, cả nữ nên cho nghỉ hưu, nếu có ưu tiên nữ thì cho… cộng 5 năm bảo hiểm.
ĐB An cũng phân tích, với giá cả như hiện nay, lao động nữ làm việc cho độ 20-30 năm bây giờ về hưu không đủ chi cho mình, chưa nói hỗ trợ được cho con cháu nên lại phải đi làm thêm, thầy giáo đi dạy thêm, bác sỹ đi khám thêm, dược sỹ cũng đi bán thuốc thêm…“Tóm lại nữ có được nghỉ đâu, cuối cùng lại đi làm”.
Nhưng ở góc nhìn khác, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà RịaVũng Tàu) cho rằng tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi) như dự luật quy định là phù hợp. Theo ĐB này thì dự luật cũng mở ra hướng quy định người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.
Còn ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nhất trí với độ tuổi về hưu nam 60, nữ 55 nhưng cần phải sửa đổi một số quy định hiện hành mà theo ĐB này “đang gây bất bình đẳng rất lớn đối với chị em phụ nữ”.
Theo ĐB Minh, thực tế có những cơ quan tuyển dụng, đào tạo, chúng ta quy hoạch cán bộ còn thể hiện nữ kém nam 5 tuổi, trong khi cả nam và nữ cùng tốt nghiệp đại học như nhau và nữ còn hơn 10 năm thực hiện thiên chức của phụ nữ là chăm sóc và nuôi con nhỏ. Nhưng khi chuyển đổi, đào tạo quy hoạch thì lại quy định nam không quá 45 và nữ không quá 40 – “như vậy là mất cơ hội của chị em phụ nữ”.
ĐB Minh cũng nêu, về hệ số lương, quy định 3 năm tăng một bậc lương nhưng khi nữ về hưu trước 5 tuổi so với nam thì chị em phụ nữ cơ bản không được hưởng 2, 3 bậc cuối. “Nên chăng có quy định để nam 3 năm lên một bậc lương và nữ 2,5 năm tăng một bậc lương, như vậy để đến khi cùng về hưu là nữ 55 và nam 60 thì có thể đảm bảo được, bởi vì rất nhiều chế độ, chính sách chúng ta quan tâm đến lương và quan tâm đến thời gian công tác” – ĐB Minh nói.
Về lâu dài, ĐB Minh cũng đề xuất Chính phủ xem xét nghiên cứu kỹ hơn về Công ước CEDAW, theo đó, hiện trên 10 nước đã thực hiện bình đẳng độ tuổi về hưu bằng nhau (như Ấn Độ, Philipin, Xu Đăng, Lào, Mỹ, Canada…).
“Tôi nghĩ, nếu vì lý do quỹ bảo hiểm thì chúng ta có thể chọn tuổi nghỉ hưu bằng nhau của nam và nữ là 57, 58 và vẫn có ưu tiên cho các đối tượng lao động nặng nhọc cũng như các đối tượng có nhu cầu về hưu sớm làm trong những điều kiện độc hại”.
Nghỉ đẻ 6 tháng: Chúng ta không nên tiếc!
ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) nhất trí phương án thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và cho rằng, phụ nữ sau khi sinh hết thời gian nghỉ 4 tháng đều xin nghỉ thêm, đây là nguyện vọng rất chính đáng vì trẻ được bú mẹ trong 6 tháng không mất tiền mua thức ăn thay thế.
“Trên thực tế một người lao động cũng chỉ sinh có 2 con, nếu cả cuộc đời lao động ít nhất 20 năm thì có 2 lần nghỉ 6 tháng tôi nghĩ chúng ta cũng không nên tiếc. Phụ nữ mỗi một lần sinh là lần vượt cạn một mình rất nguy hiểm, sơ sẩy một chút là có khi mất cả tính mạng nên chị em sinh con cho nghỉ 6 tháng hết sức xứng đáng”- ĐB Hòa nói.
ĐBQH Ngô Thị Minh (Ảnh: thanhnien.com.vn) |
Theo gợi ý của ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) thì nên trợ cấp thai sản cho những lao động nữ này ở mức phù hợp, “chẳng hạn mỗi lần sinh được trợ cấp 1 tháng lương tối thiểu của vùng”.
Liên quan đến quy định này, ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị cần phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động nữ khi họ nghỉ sinh con xong bị mất việc hoặc họ không còn được ở vị trí trước khi họ nghỉ sinh con.
“Rồi cũng cần phải có quy định trách nhiệm của gia đình, những người chồng không tạo điều kiện cho vợ được chăm sóc kể cả vật chất và tinh thần trong thời gian nghỉ sinh con. Hoặc cơ quan bảo hiểm không thanh toán kịp thời tiền bảo hiểm cho người phụ nữ nghỉ sinh con cũng cần có quy định cụ thể hơn” – ĐB kiến nghị.
Nữ ĐB này còn cho biết, qua nghiên cứu nhiều nước trên thế giới (như Chile) họ có một số quy định khá ưu việt để gắn với trách nhiệm của tổ chức và cá nhân sử dụng lao động nam khi họ có vợ sinh con. Theo đó, lao động nam có thể được một khoản tiền từ 1-2 tháng lương để tìm người có thể thay họ chăm sóc vợ con của mình trong thời gian 1-2 tháng đầu. “Tôi đề nghị Chính phủ cũng nghiên cứu thêm điều này”.
Các ĐB tập cũng trung thảo luận về nhiều nội dung khác trong dự án Bộ luật lao động (sửa đổi), trong đó đa số đồng tình với quy định thời gian làm thêm của người lao động tối đa không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định được làm thêm giờ tối đa không quá 300 giờ trong một năm.
Theo chương trình thì ngày 18/6/2012 tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi).
Kiều Minh
Bình luận