Học đến suy giảm sức khỏe
Phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ chiều 11/11 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu ra thực trạng quá tải của học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở (THCS) và ngay cả trung học phổ thông (THPT) trong nhiều năm nay.
“ Một em bé mà đeo ba lô nặng đến hàng chục cân, suốt ngày học, lúc nào cũng học, học thành ra mụ mẫm cả”, đại biểu Bùi Thị An nói.
Theo thông tin bà An được biết, có tới 20% học sinh tiểu học ở TP.HCM bị nhiễm mỡ trong máu. Điều đó chứng tỏ các em phải học quá nhiều, ngồi quá nhiều, không còn thời gian vui chơi, luyện tập thể thao đã dẫn đến tình trạng vậy. Rất nhiều em đã phải đeo kính cận.
“Tôi nghĩ đó không phải là mục tiêu giáo dục của chúng ta. Mục tiêu giáo dục của chúng ta ở đây là giúp các em khỏe mạnh, có trí tuệ, chủ động, tự tin vào cuộc sống”, đại biểu An nêu quan điểm.
Vị nữ đại biểu này cho rằng một trong những nguyên nhân khiến trẻ em có sức khỏe yếu cũng là do sách giáo khoa hiện tại quá nặng. Vì vậy, lần này Quốc hội ra nghị quyết về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là việc làm hoàn toàn đúng đắn.
Thực trạng này đã khiến các em phải đi học thêm quá nhiều, thầy cũng đi dạy thêm và nảy sinh các vấn đề liên quan đến tài chính, kinh tế và quan hệ thầy trò không tốt đẹp. Nhiều giáo viên vì ham dạy thêm nên không còn thời gian để học nâng cao trình độ kiến thức.
“Nhiều gia đình khó khăn cũng phải cho con học thêm không y rằng sẽ có chuyện. Đây là tình trạng kéo dài nhiều năm. Môi trường đáng ra phải là môi trường tốt đẹp nhất trong sáng nhất nhưng những đứa trẻ vào đời đã phải đón nhận những chuyện như vậy”, đại biểu Bùi Thị An băn khoăn.
Giảm 1/2 khối lượng chương trình
Từ những thực trạng nêu trên, đại biểu Bùi Thị An cho răng chính vì chương trình, sách giáo khoa quá nặng nên mới có những hệ lụy xảy ra trong khi kiến thức các em học sinh thu được lại không được nhiều.
Đại biểu An cho rằng nên lược bỏ 1/2 khối lượng chương trình, sách giáo khoa hiện nay ở tiểu học, THCS. Chương trình, sách giáo khoa mới cần lược những cái không cần thiết chứ không phải lược những cái khó, tức là những cái chuẩn tối thiểu thì phải giữ lại.
“ Tôi nghĩ cần nâng số tiết học đạo đức. Tôi nghĩ những học sinh bé nên có nhiều thời gian vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao...có thể qua cách chơi các em rèn luyện được ý thức kỷ luật, ý thức cộng đồng”, đại biểu An đề xuất.
Đồng tình với quan điểm này, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng nhận định của đại biểu An là có cơ sở.
GS Đào Trọng Thi lý giải do trước kia chúng ta thiết kế chương trình, sách giáo khoa cho học sinh tiểu học và THCS học 2 buổi/ ngày nhưng rất ít địa phương thực hiện được điều này. Vì vậy, nội dung sách giáo khoa thường bị dồn lại khiến cho việc học trở nên quá tải.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) đề nghị cần phải giảm tải nội dung trong sách giáo khoa và thay vào đó là giáo dục kỹ năng sống, giáo dục luật giao thông cho học sinh. Ngoài ra, đại biểu Chung cũng đề nghị cần tăng cường dạy tin học, ngoại ngữ để khi các em tốt nghiệp THPT có đủ trình độ, khả năng đáp ứng được công việc.
Bên cạnh đó, Đại biểu Bùi Thị An cho rằng Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình chuẩn và kêu gọi xã hội hóa việc viết sách giáo khoa.“Bộ GD-ĐT phải đứng ra thành lập Hội đồng thẩm định nhưng không phải người của Bộ GD-ĐT hoàn toàn”.
Đại biểu An cũng cho rằng không nên cấp một phần kinh phí cho các tác giả viết sách giáo khoa, mà cứ viết sau đó sẽ trả tiền như hợp đồng.
“Tôi đề nghị bộ sách giáo khoa này phải có tham khảo ý kiến cộng đồng, thậm chí có thể lắng nghe các em học sinh, phụ huynh học sinh, các giáo viên ở nhiều nơi để xây dựng nên bộ sách giáo khoa chuẩn”, đại biểu An đề xuất.
Phạm Thịnh
Phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ chiều 11/11 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu ra thực trạng quá tải của học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở (THCS) và ngay cả trung học phổ thông (THPT) trong nhiều năm nay.
“ Một em bé mà đeo ba lô nặng đến hàng chục cân, suốt ngày học, lúc nào cũng học, học thành ra mụ mẫm cả”, đại biểu Bùi Thị An nói.
Học sinh phải oằn lưng cõng cặp tới trường |
“Tôi nghĩ đó không phải là mục tiêu giáo dục của chúng ta. Mục tiêu giáo dục của chúng ta ở đây là giúp các em khỏe mạnh, có trí tuệ, chủ động, tự tin vào cuộc sống”, đại biểu An nêu quan điểm.
Vị nữ đại biểu này cho rằng một trong những nguyên nhân khiến trẻ em có sức khỏe yếu cũng là do sách giáo khoa hiện tại quá nặng. Vì vậy, lần này Quốc hội ra nghị quyết về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là việc làm hoàn toàn đúng đắn.
Bộ GD-ĐT có nên viết một bộ sách giáo khoa hay không?
|
Thực trạng này đã khiến các em phải đi học thêm quá nhiều, thầy cũng đi dạy thêm và nảy sinh các vấn đề liên quan đến tài chính, kinh tế và quan hệ thầy trò không tốt đẹp. Nhiều giáo viên vì ham dạy thêm nên không còn thời gian để học nâng cao trình độ kiến thức.
“Nhiều gia đình khó khăn cũng phải cho con học thêm không y rằng sẽ có chuyện. Đây là tình trạng kéo dài nhiều năm. Môi trường đáng ra phải là môi trường tốt đẹp nhất trong sáng nhất nhưng những đứa trẻ vào đời đã phải đón nhận những chuyện như vậy”, đại biểu Bùi Thị An băn khoăn.
Giảm 1/2 khối lượng chương trình
Từ những thực trạng nêu trên, đại biểu Bùi Thị An cho răng chính vì chương trình, sách giáo khoa quá nặng nên mới có những hệ lụy xảy ra trong khi kiến thức các em học sinh thu được lại không được nhiều.
Đại biểu An cho rằng nên lược bỏ 1/2 khối lượng chương trình, sách giáo khoa hiện nay ở tiểu học, THCS. Chương trình, sách giáo khoa mới cần lược những cái không cần thiết chứ không phải lược những cái khó, tức là những cái chuẩn tối thiểu thì phải giữ lại.
Đại biểu Bùi Thị An đề xuất phải giảm nội dung kiến thức, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh |
Đồng tình với quan điểm này, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng nhận định của đại biểu An là có cơ sở.
GS Đào Trọng Thi lý giải do trước kia chúng ta thiết kế chương trình, sách giáo khoa cho học sinh tiểu học và THCS học 2 buổi/ ngày nhưng rất ít địa phương thực hiện được điều này. Vì vậy, nội dung sách giáo khoa thường bị dồn lại khiến cho việc học trở nên quá tải.
|
Bên cạnh đó, Đại biểu Bùi Thị An cho rằng Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình chuẩn và kêu gọi xã hội hóa việc viết sách giáo khoa.“Bộ GD-ĐT phải đứng ra thành lập Hội đồng thẩm định nhưng không phải người của Bộ GD-ĐT hoàn toàn”.
Đại biểu An cũng cho rằng không nên cấp một phần kinh phí cho các tác giả viết sách giáo khoa, mà cứ viết sau đó sẽ trả tiền như hợp đồng.
“Tôi đề nghị bộ sách giáo khoa này phải có tham khảo ý kiến cộng đồng, thậm chí có thể lắng nghe các em học sinh, phụ huynh học sinh, các giáo viên ở nhiều nơi để xây dựng nên bộ sách giáo khoa chuẩn”, đại biểu An đề xuất.
Phạm Thịnh
Bình luận