(VTC News) – ĐH Quốc gia Hà Nội đang đề xuất lên Bộ GD-ĐT công nhận tốt nghiệp THPT cho những thí sinh đạt điểm ở mức quy định khi tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của trường.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường đã trình phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực lên Bộ GD-ĐT từ tháng 2/2014.
Nhà trường cũng đồng thời công bố trên Internet lấy ý kiến đóng góp và trình bày phương án đổi mới trước Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, báo cáo trực tiếp lãnh đạo Chính phủ.
Ông Sơn cũng thông tin phương án này đã được trường áp dụng thí điểm tại các chương trình đào tạo tiên tiến, tài năng, chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế (bậc đại học) và 18 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (bậc sau đại học).
Sau khi thăm dò gần 1.100 thí sinh dự thi bậc đại học và 547 thí sinh thi bậc sau đại học cho thấy, kết quả có trên 2/3 đánh giá bài thi có độ khó trung bình, trên 60% cho rằng đề thi đánh giá đúng năng lực để học ngành đăng ký, trên 80% ý kiến cho rằng đề thi đánh giá đủ kiến thức cần thiết về mọi mặt của sinh viên và khoảng 2/3 đánh giá hình thức thi trên máy tính tiện lợi, đơn giản.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng với ngân hàng câu hỏi được bổ sung thường xuyên (hiện có khoảng 4.000 câu hỏi), ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh bằng phương pháp đánh giá năng lực từ năm 2015.
Thí sinh dự tuyển vào trường chỉ phải thực hiện bài thi đánh giá năng lực chung, có thể áp dụng trọng số điểm cho từng điểm hợp phần của bài thi tổng hợp để xét tuyển vào các ngành với đặc thù khác nhau, hệ tài năng, chất lượng cao.
Kỳ thi được tổ chức hai lần trong năm, vào tháng 4 và tháng 8. Thí sinh có thể dự thi ở các địa điểm thi của tỉnh thành trong các phòng thi chuẩn hóa.
Đánh giá về phương án thi này, ông Trần Văn Nghĩa - Cục phó Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc đề xuất lấy kết quả thi năng lực để xét tốt nghiệp THPT, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cần lấy ý kiến xã hội, các Sở GD-ĐT, bởi việc công nhận tốt nghiệp là của các Sở, Bộ không thể thay họ quyết định.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội – Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trường sẽ chủ động lên kế hoạch làm việc với một số trường ĐH có điều kiện để cùng tổ chức tuyển sinh bằng đánh giá năng lực từ năm 2015.
Về việc công nhận tốt nghiệp cho thí sinh tham dự kỳ thi, vì là thí điểm nên ĐH Quốc gia sẽ không làm đại trà mà chỉ phối hợp với một số Sở đồng tình. Việc thí điểm sẽ gọn nhẹ như một cụm thi, sau đó rút kinh nghiệm để có thể thực hiện mở rộng.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT cần xem xét phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội trên cơ sở hợp lý tính đến yếu tố thí điểm.
Phạm Thịnh
Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường đã trình phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực lên Bộ GD-ĐT từ tháng 2/2014.
Nhà trường cũng đồng thời công bố trên Internet lấy ý kiến đóng góp và trình bày phương án đổi mới trước Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, báo cáo trực tiếp lãnh đạo Chính phủ.
Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội |
Sau khi thăm dò gần 1.100 thí sinh dự thi bậc đại học và 547 thí sinh thi bậc sau đại học cho thấy, kết quả có trên 2/3 đánh giá bài thi có độ khó trung bình, trên 60% cho rằng đề thi đánh giá đúng năng lực để học ngành đăng ký, trên 80% ý kiến cho rằng đề thi đánh giá đủ kiến thức cần thiết về mọi mặt của sinh viên và khoảng 2/3 đánh giá hình thức thi trên máy tính tiện lợi, đơn giản.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng với ngân hàng câu hỏi được bổ sung thường xuyên (hiện có khoảng 4.000 câu hỏi), ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh bằng phương pháp đánh giá năng lực từ năm 2015.
Thí sinh dự tuyển vào trường chỉ phải thực hiện bài thi đánh giá năng lực chung, có thể áp dụng trọng số điểm cho từng điểm hợp phần của bài thi tổng hợp để xét tuyển vào các ngành với đặc thù khác nhau, hệ tài năng, chất lượng cao.
Kỳ thi được tổ chức hai lần trong năm, vào tháng 4 và tháng 8. Thí sinh có thể dự thi ở các địa điểm thi của tỉnh thành trong các phòng thi chuẩn hóa.
Đánh giá về phương án thi này, ông Trần Văn Nghĩa - Cục phó Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc đề xuất lấy kết quả thi năng lực để xét tốt nghiệp THPT, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cần lấy ý kiến xã hội, các Sở GD-ĐT, bởi việc công nhận tốt nghiệp là của các Sở, Bộ không thể thay họ quyết định.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội – Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trường sẽ chủ động lên kế hoạch làm việc với một số trường ĐH có điều kiện để cùng tổ chức tuyển sinh bằng đánh giá năng lực từ năm 2015.
Về việc công nhận tốt nghiệp cho thí sinh tham dự kỳ thi, vì là thí điểm nên ĐH Quốc gia sẽ không làm đại trà mà chỉ phối hợp với một số Sở đồng tình. Việc thí điểm sẽ gọn nhẹ như một cụm thi, sau đó rút kinh nghiệm để có thể thực hiện mở rộng.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT cần xem xét phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội trên cơ sở hợp lý tính đến yếu tố thí điểm.
Phạm Thịnh
Bình luận