• Zalo

Đề xuất cho kinh doanh môi giới hôn nhân

Kinh tếThứ Ba, 17/06/2014 04:21:00 +07:00 Google News

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cũng đề xuất nhiều ngành nghề được phép kinh doanh do không trái thuần phong mỹ tục.

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cũng đề xuất nhiều ngành nghề được phép kinh doanh do không trái thuần phong mỹ tục.

Góp ý cho luật doanh nghiệp sửa đổi, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nêu ý kiến trước hết với ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh, một vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi.

Đại biểu Đồng cũng đề nghị loại bỏ khỏi danh mục cấm kinh doanh một số ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ như: Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha mẹ con nuôi, con nuôi có yếu tố người nước ngoài; Đầu tư trong lĩnh vực thám tử, điều tra.


Đại biểu Hà Sỹ Đồng
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Ảnh: Ngọc Thắng) 

Đại biểu Đồng lý giải các ngành nghề này đang có nhu cầu thực sự trong dân sự, cơ bản không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an toàn tính mạng, sức khỏe con người cũng như an ninh quốc gia, k
hông gây phương hại đến lợi ích cá nhân, cộng đồng.

Do đó đề nghị bổ sung vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế kinh doanh.


Người đàn ông Hàn Quốc (giữa) cùng hai đối tượng môi giới bị bắt quả tang khi “xem mắt” các cô gái -Ảnh: Tuổi trẻ 

Về tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, đại biểu Đồng đề nghị bổ sung quy định về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên và ngược lại.

Hoạt động chia tách, sáp nhập, hợp nhất công ty phát sinh ngày càng nhiều và trở nên phổ biến. Do đó, cần có quy định cụ thể để hướng dẫn về thủ tục cũng như giải quyết các vấn đề sau khi chia tách, sát nhập, hợp nhất công ty.

Đại biểu Nguyễn Công Bình (Yên Bái) 

Cũng có cùng ý kiến nêu trên, đại biểu Nguyễn Công Bình (Yên Bái) cho rằng về ngành nghề kinh doanh và điều kiện kinh doanh, thì cần thực hiện theo tinh thần của Điều 14 và Điều 33, Hiến pháp năm 2013, về quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và chỉ bị hạn chế theo quy định của luật.


“Do vậy, tôi đề nghị cần cụ thể hóa những ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện ngay trong dự thảo luật hoặc để có sự linh hoạt khi giao cho Chính phủ quy định thì trong luật có những nguyên tắc xác định các ngành nghề cấm kinh doanh là như thế nào”, đại biểu Bình đề xuất.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) thì đồng tình với việc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế theo đúng tinh thần Điều 31 của Hiến pháp.

Do đó, luật cần cụ thể hóa danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo dự thảo luật sửa đổi lần này là cần thiết.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng luật cần tăng cường về hậu kiểm. Qua số liệu của Tổng cục thống kê công bố năm 2005, chúng ta có gần 200.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đến năm 2013 có trên 621.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, tức là tăng gấp 3 lần so với năm 2005.

Ông Ngân lấy ra ví dụ: “Mỗi năm có trên 53.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Tuy nhiên, trong số 621.000 doanh nghiệp thì chỉ có 356.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tức là 57%, còn trên 264.800 doanh nghiệp đang ra sao, như thế nào, một số ngừng hoạt động, đang chờ giải thể, đang chờ phá sản, đang chờ cơ hội hoặc đang hoạt động mà nhà nước không quản lý được”.

Vì vậy, bên cạnh tạo thuận lợi cho doanh nhân dễ dàng thành lập doanh nghiệp, thậm chí Chính phủ có thể thành lập các trung tâm, các tổ chuyên viên để hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp và thực hiện các hồ sơ thành lập cho doanh nghiệp một cách miễn phí.

Cần tăng cường khâu kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đăng ký, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tính chất thể nhân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp, luật cần có những điều khoản quy định khâu hậu kiểm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Ảnh:Việt Dũng) 
Vì vậy, bên cạnh tạo thuận lợi cho doanh nhân dễ dàng thành lập doanh nghiệp, thậm chí Chính phủ có thể thành lập các trung tâm, các tổ chuyên viên để hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp và thực hiện các hồ sơ thành lập cho doanh nghiệp một cách miễn phí.

Cần tăng cường khâu kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đăng ký, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tính chất thể nhân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp, luật cần có những điều khoản quy định khâu hậu kiểm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan.

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn