• Zalo

Đề xuất bỏ tục đốt vàng mã: Người dân nói gì?

Thời sựThứ Bảy, 24/02/2018 11:09:00 +07:00Google News

Ngoài quan niệm cho rằng không cần đốt nhiều vàng mã, nhiều người dân cũng bày tỏ có thể bỏ thói quen này.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa gửi công văn đề nghị chư tôn đức tăng ni hướng dẫn người dân người dân loại bỏ mê tín dị đoan, bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Đốt vàng mã là phong tục gắn với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, không chỉ với người theo đạo Phật mà còn với những người thờ cúng tại gia. Bởi vậy, đề xuất mới này tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt tín ngưỡng lâu nay của người dân.

Những ngày đầu năm mới, chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày một đông phật tử từ các nơi đổ về để cầu an, cầu lộc cho gia đình. Bên ngoài gần giáp cổng chùa, mặt hàng vàng mã cũng được bày bán sẵn cho người dân đến lễ chùa.

Nói về đề xuất bỏ tục đốt vàng mã, chị Dương Thị Huệ - một khách đi lễ chùa Quán Sứ chia sẻ: "Mình đi lễ đầu năm xin lộc, mong các cụ phù hộ cho cả gia đình năm mới có sức khỏe, làm ăn thuận lợi. Tục đốt vàng mã mình nghĩ là phong tục ở cái tâm của mình chứ không nên lạm dụng quá".

vi-sao-nguoi-viet-dot-vang-ma-1545

Chị Huệ cho rằng không nên lạm dụng việc đốt vàng mã. 

Ngoài quan niệm cho rằng không cần đốt nhiều vàng mã, nhiều người cũng bày tỏ có thể bỏ thói quen này. "Phật pháp không cho phép việc mình đốt vàng mã để giải quyết vấn đề lợi ích cá nhân. Chi phí xã hội bỏ ra cho việc đốt vàng mã là quá lớn nên theo tôi, cần xem xét lại việc đốt vàng mã", ông Nguyễn Hữu Tạo - một khách đi lễ chùa thẳng thắn nêu quan điểm.

vi-sao-nguoi-viet-dot-vang-ma-1545_1

Ông Tạo ủng hộ đề xuất bỏ tục đốt vàng mã. 

Việc gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục trong lễ Tết, hội hè, cần lan tỏa giá trị từ bi, lòng bao dung, thành tâm hơn vật chất.

Năm nay đến với cửa Phật, nhiều người dân đã thấm nhuần tinh thần này, bởi thế, việc hạn chế, thậm chí bỏ thói quen đốt vàng mã với họ là một việc dễ dàng.

VTC9
Bình luận
vtcnews.vn