Sáng nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã trao đổi với báo chí một số điểm mới xung quanh việc ra đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2014.
- Những đổi mới của môn Ngữ văn trong thời gian tới, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp TPHT 2014 sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Chúng ta đang thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá với vai trò như là giải pháp đột phá đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Đối với từng môn, việc kiểm tra, đánh giá đầu tiên là phải hướng tới đánh giá năng lực người học, trong đó có năng lực chung và yêu cầu riêng cho từng lĩnh vực, từng môn học.
Với môn Ngữ văn chúng ta đã đổi mới theo hướng chung, xác định năng lực chung mà học sinh cần đạt tới, với môn Ngữ văn đã đóng góp được những gì? Những gì đòi hỏi đánh giá riêng với học sinh? Việc đánh giá thực hiện trong cả quá trình dạy học cũng như kết thúc từng giai đoạn, trong đó kết thúc tiểu học, THCS, THPT và liên quan tới việc xét, thi, tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
Môn Ngữ văn cũng có nhiều năng lực, nhưng bằng những hình thức khác nhau để đánh giá được những năng lực phù hợp nhất, như hình thức thi viết là để đánh giá năng lực về tiếp nhận văn bản, chủ yếu là hướng tới đọc hiểu.
Lâu nay chúng ta đã nói đề Ngữ văn đã hướng tới năng lực và có kết quả bước đầu, nhưng tổng quát lại đề vẫn nặng về kiểm tra học sinh học được những gì, vẫn nặng về cho điểm, học sinh vẫn có thể học bằng bài văn mẫu để tới khi kiểm tra, khi thi rồi viết ra.
Trong chương trình dạy tác phẩm nào thì lúc thi cũng chỉ kiểm tra, đánh giá tác phẩm đó, như vậy là kiểm tra học vẹt nhiều hơn là kiểm tra năng lực thật.
- Với nhiều điểm thay đổi trong cách ra đề, vậy tiêu chí chấm điểm sẽ dựa vào những yếu tố nào, thưa ông?
Chúng ta sẽ thay đổi, trước hết nhằm vào đánh giá toàn diện nhất những năng lực cần được đánh giá. Thứ nữa, có thể trong năng lực đọc - hiểu không chỉ kiểm tra trong tác phẩm đã học mà có thể dùng tác phẩm khác có kết cấu nội dung, có mức độ khó, dễ tương đương với tác phẩm đã học.
Sẽ thiết kế những đề mà học sinh cần phải chủ động vận dụng những hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình để thể hiện.
Do đó, cách xác định trong dàn bài có bao nhiêu ý như trước kia cũng phải thay đổi, quan trọng là xác định yêu cầu mà kỹ năng của học sinh đạt được mức độ nào, cách thức giải giải quyết vấn đề để cho điểm.
Do đó từ đề mở thì đáp án cũng phải mở. Phải thay đổi cả quá trình dạy và học cũng như trong suốt quá trình kiểm tra, đánh giá dạy và học.
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo việc này qua nhiều năm, năm nào trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học cũng nhắc tới yêu cầu này, nhưng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá không thể diễn ra đột ngột mà trên cơ sở thực tế chúng ta đang tổ chức dạy học như thế nào để có sự thay đổi cần thiết, bước đầu và sẽ nâng dần ở những năm sau.
- Định hướng của Bộ GD-ĐT trong đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thật ra không có thay đổi mà Bộ quán triệt đúng hơn với mục tiêu dạy học, quán triệt sát hơn những điều mà Bộ đã hướng dẫn lâu nay.
Kiểm tra đọc – hiểu là một yêu cầu bắt buộc môn Ngữ văn, việc này đã được thực hiện từ cấp Tiểu học, đến trung học thì việc dạy năng lực đọc – hiểu đã chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian và kết cấu nội dung.
Việc hiểu về đề thi môn Ngữ văn không thoát khỏi các tác phẩm được đưa vào trong nhà trường là không đúng, là hạn chế.
Chương trình yêu cầu học sinh phải đạt được năng lực, kỹ năng như thế nào, chương trình không có nghĩa là học tác phẩm nào thì thi tác phẩm đó, mà thông qua những tác phảm đó thì năng lực đọc hiểu của học sinh tới đâu, năng lực cảm thụ văn học tới đâu, chứ không phải kiểm tra nhớ được tác phẩm đó tới đâu.
- Năm nay theo quy chế thì đề thi môn Ngữ văn sẽ được giảm xuống còn 120 phút, vậy trong đề năm nay sẽ có những thay đổi thế nào?
Thay đổi ở đây chính là quán triệt mục tiêu dạy học, không có thay đổi lớn. Về ma trận đề thi cũng không có gì thay đổi cơ bản.
Phần đọc hiểu cũng sẽ không tăng, ma trận đề thi sẽ yêu cầu thí sinh phải vận dụng kiến thức nhiều hơn. Với việc rút ngắn thời gian làm bài thì dung lượng cũng sẽ phù hợp hơn cho học sinh làm bài, không chỉ môn Văn mà đối với môn khác khi có sự thay đổi về thời gian thì phải đảm bảo yêu cầu đó.
Với đề thi môn Ngữ văn ở các khối xã hội trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 cũng sẽ được thay đổi theo hướng này. Những tác phẩm được ra đề có thể nằm ngoài sách giáo khoa, nhưng không được vượt quá yêu cầu năng lực muốn đạt tới.
Phạm Thịnh
- Những đổi mới của môn Ngữ văn trong thời gian tới, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp TPHT 2014 sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trả lời báo chí ngày 10/4 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Đối với từng môn, việc kiểm tra, đánh giá đầu tiên là phải hướng tới đánh giá năng lực người học, trong đó có năng lực chung và yêu cầu riêng cho từng lĩnh vực, từng môn học.
Với môn Ngữ văn chúng ta đã đổi mới theo hướng chung, xác định năng lực chung mà học sinh cần đạt tới, với môn Ngữ văn đã đóng góp được những gì? Những gì đòi hỏi đánh giá riêng với học sinh? Việc đánh giá thực hiện trong cả quá trình dạy học cũng như kết thúc từng giai đoạn, trong đó kết thúc tiểu học, THCS, THPT và liên quan tới việc xét, thi, tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
Môn Ngữ văn cũng có nhiều năng lực, nhưng bằng những hình thức khác nhau để đánh giá được những năng lực phù hợp nhất, như hình thức thi viết là để đánh giá năng lực về tiếp nhận văn bản, chủ yếu là hướng tới đọc hiểu.
Lâu nay chúng ta đã nói đề Ngữ văn đã hướng tới năng lực và có kết quả bước đầu, nhưng tổng quát lại đề vẫn nặng về kiểm tra học sinh học được những gì, vẫn nặng về cho điểm, học sinh vẫn có thể học bằng bài văn mẫu để tới khi kiểm tra, khi thi rồi viết ra.
Trong chương trình dạy tác phẩm nào thì lúc thi cũng chỉ kiểm tra, đánh giá tác phẩm đó, như vậy là kiểm tra học vẹt nhiều hơn là kiểm tra năng lực thật.
- Với nhiều điểm thay đổi trong cách ra đề, vậy tiêu chí chấm điểm sẽ dựa vào những yếu tố nào, thưa ông?
|
Sẽ thiết kế những đề mà học sinh cần phải chủ động vận dụng những hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình để thể hiện.
Do đó, cách xác định trong dàn bài có bao nhiêu ý như trước kia cũng phải thay đổi, quan trọng là xác định yêu cầu mà kỹ năng của học sinh đạt được mức độ nào, cách thức giải giải quyết vấn đề để cho điểm.
Do đó từ đề mở thì đáp án cũng phải mở. Phải thay đổi cả quá trình dạy và học cũng như trong suốt quá trình kiểm tra, đánh giá dạy và học.
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo việc này qua nhiều năm, năm nào trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học cũng nhắc tới yêu cầu này, nhưng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá không thể diễn ra đột ngột mà trên cơ sở thực tế chúng ta đang tổ chức dạy học như thế nào để có sự thay đổi cần thiết, bước đầu và sẽ nâng dần ở những năm sau.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2014 có thể ngoài sách giáo khoa |
Thật ra không có thay đổi mà Bộ quán triệt đúng hơn với mục tiêu dạy học, quán triệt sát hơn những điều mà Bộ đã hướng dẫn lâu nay.
Kiểm tra đọc – hiểu là một yêu cầu bắt buộc môn Ngữ văn, việc này đã được thực hiện từ cấp Tiểu học, đến trung học thì việc dạy năng lực đọc – hiểu đã chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian và kết cấu nội dung.
Việc hiểu về đề thi môn Ngữ văn không thoát khỏi các tác phẩm được đưa vào trong nhà trường là không đúng, là hạn chế.
Chương trình yêu cầu học sinh phải đạt được năng lực, kỹ năng như thế nào, chương trình không có nghĩa là học tác phẩm nào thì thi tác phẩm đó, mà thông qua những tác phảm đó thì năng lực đọc hiểu của học sinh tới đâu, năng lực cảm thụ văn học tới đâu, chứ không phải kiểm tra nhớ được tác phẩm đó tới đâu.
- Năm nay theo quy chế thì đề thi môn Ngữ văn sẽ được giảm xuống còn 120 phút, vậy trong đề năm nay sẽ có những thay đổi thế nào?
Thay đổi ở đây chính là quán triệt mục tiêu dạy học, không có thay đổi lớn. Về ma trận đề thi cũng không có gì thay đổi cơ bản.
Phần đọc hiểu cũng sẽ không tăng, ma trận đề thi sẽ yêu cầu thí sinh phải vận dụng kiến thức nhiều hơn. Với việc rút ngắn thời gian làm bài thì dung lượng cũng sẽ phù hợp hơn cho học sinh làm bài, không chỉ môn Văn mà đối với môn khác khi có sự thay đổi về thời gian thì phải đảm bảo yêu cầu đó.
Với đề thi môn Ngữ văn ở các khối xã hội trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 cũng sẽ được thay đổi theo hướng này. Những tác phẩm được ra đề có thể nằm ngoài sách giáo khoa, nhưng không được vượt quá yêu cầu năng lực muốn đạt tới.
Phạm Thịnh
Bình luận