(VTC News) – Đề Văn khối C có câu nghị luận nói về “kẻ mạnh” đã khiến nhiều sĩ tử liên tưởng tới hành động của Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Kết thúc thời gian làm bài môn Văn khối C, tại Học viện Cảnh sát Nhân dân, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với vẻ mặt khá vui vẻ. Các thí sinh đều cảm thấy rất hào hứng với câu hỏi tự luận bàn về "kẻ mạnh".
Một số sĩ tử cho biết, cấu trúc đề mới với câu hỏi đọc hiểu khiến đề thi khó hơn so với mọi năm. Mặc dù văn bản này vẫn nằm trong sách giáo khoa nhưng thuộc phần nâng cao, nên nhiều thí sinh không ôn tập kỹ lượng. Với đề thi này, các sĩ tử nhận định chỉ đạt 5-7 điểm, khó có thể đạt 8-9.
Nguyễn Đình Chí (Thanh Hóa) cho biết: "Phần đọc hiểu và nghị luận xã hội đều là các tác phẩm nằm trong chương trình đọc thêm, nâng cao khiến em chủ quan chỉ đọc qua. Mặc dù đã được ôn tập và thi tốt nghiệp dạng đề này nhưng em vẫn cảm thấy lúng túng".
Đỗ Thị Duyên (Hà Tây) còn chia sẻ: "Câu 5 điểm về hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông cũng là nội dung rất ít khi xuất hiện trong đề thi"
Với câu hỏi nghị luận xã hội về một câu trích trong tác phẩm Đời thừa (Nam Cao): "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình", đa số thí sinh đều liên hệ đến hành động sai trái của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trần Thị Ngọc Diễn (Thái Bình) chia sẻ bài làm của mình: "Trung Quốc là kẻ mạnh, nhưng với những hành động ngang ngược, gây hấn với các nước láng giềng xung quanh, chắc chắn sẽ bị cô lập, lên án".
Nhiều thí sinh cũng cho rằng, sau khi nêu quan điểm của bản thân về “kẻ mạnh”, các sĩ tử đều liên tưởng đến hành động ngang ngược, trái phép của Trung Quốc trên biển Đông.
"Đề năm nay có câu 2 nói về kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình, câu này mình có liên hệ yếu tố thời sự biển Đông, cụ thể là phía Trung Quốc, một kẻ mạnh không chân chính", một thí sinh chia sẻ.
Thậm chí, một thí sinh còn cho rằng trước những hành động ngang ngược của "kẻ mạnh" Trung Quốc, Việt Nam cần có những biện pháp quyết liệt để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên dạy văn trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) nhận xét: “Đề thi có 3 câu hỏi thuộc hai phần: Đọc hiểu văn bản (câu 1) và Tạo lập văn bản (câu II, câu III). Đề thi năm nay không có phần tự chọn, thí sinh phải làm tất cả các câu hỏi trong đề thi. Vì đã trải qua kì thi tốt nghiệp THPT, nên các thí sinh không bỡ ngỡ với cấu trúc và cách ra đề mới của Bộ”.
Thầy Hùng cho biết, các câu nghị luận xã hội trong đề thi bên cạnh việc định hướng học sinh đến những lối sống cao đẹp, lành mạnh, vì cộng đồng, đồng thời cũng mở rộng, nâng cao đề cập đến những vấn đề mang tính chất thời sự (cách hành xử của các quốc gia để thể hiện sức mạnh chân chính của mình).
Câu đọc hiểu văn bản là đoạn thơ trích từ sách giáo khoa Ngữ văn 12 (phần đọc thêm), kiểm tra được những kĩ năng đọc - hiểu văn bản của học sinh: nhận diện các phương thức biểu đạt, kĩ năng xác định các biện pháp nghệ thuật, phân tích giá trị biểu cảm của các từ ngữ, phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình, xác định nội dung của văn bản ...
"Câu nghị luận văn học (câu 3) là câu hỏi quen thuộc cả về nội dung và hình thức hỏi nên những học sinh nắm chắc nội dung tác phẩm sẽ làm tốt câu hỏi này", thầy Hùng nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Kết thúc thời gian làm bài môn Văn khối C, tại Học viện Cảnh sát Nhân dân, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với vẻ mặt khá vui vẻ. Các thí sinh đều cảm thấy rất hào hứng với câu hỏi tự luận bàn về "kẻ mạnh".
Thí sinh dự thi khối C tại Học viện Cảnh sát Nhân dân sáng 10/7 |
Nguyễn Đình Chí (Thanh Hóa) cho biết: "Phần đọc hiểu và nghị luận xã hội đều là các tác phẩm nằm trong chương trình đọc thêm, nâng cao khiến em chủ quan chỉ đọc qua. Mặc dù đã được ôn tập và thi tốt nghiệp dạng đề này nhưng em vẫn cảm thấy lúng túng".
Đề Văn khối C kỳ thi đại học 2014 |
Với câu hỏi nghị luận xã hội về một câu trích trong tác phẩm Đời thừa (Nam Cao): "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình", đa số thí sinh đều liên hệ đến hành động sai trái của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trần Thị Ngọc Diễn (Thái Bình) chia sẻ bài làm của mình: "Trung Quốc là kẻ mạnh, nhưng với những hành động ngang ngược, gây hấn với các nước láng giềng xung quanh, chắc chắn sẽ bị cô lập, lên án".
Nhiều thí sinh cũng cho rằng, sau khi nêu quan điểm của bản thân về “kẻ mạnh”, các sĩ tử đều liên tưởng đến hành động ngang ngược, trái phép của Trung Quốc trên biển Đông.
"Đề năm nay có câu 2 nói về kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình, câu này mình có liên hệ yếu tố thời sự biển Đông, cụ thể là phía Trung Quốc, một kẻ mạnh không chân chính", một thí sinh chia sẻ.
Thậm chí, một thí sinh còn cho rằng trước những hành động ngang ngược của "kẻ mạnh" Trung Quốc, Việt Nam cần có những biện pháp quyết liệt để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Thí sinh dự thi tại Học viện Cảnh sát Nhân dân |
Thầy Hùng cho biết, các câu nghị luận xã hội trong đề thi bên cạnh việc định hướng học sinh đến những lối sống cao đẹp, lành mạnh, vì cộng đồng, đồng thời cũng mở rộng, nâng cao đề cập đến những vấn đề mang tính chất thời sự (cách hành xử của các quốc gia để thể hiện sức mạnh chân chính của mình).
Câu đọc hiểu văn bản là đoạn thơ trích từ sách giáo khoa Ngữ văn 12 (phần đọc thêm), kiểm tra được những kĩ năng đọc - hiểu văn bản của học sinh: nhận diện các phương thức biểu đạt, kĩ năng xác định các biện pháp nghệ thuật, phân tích giá trị biểu cảm của các từ ngữ, phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình, xác định nội dung của văn bản ...
"Câu nghị luận văn học (câu 3) là câu hỏi quen thuộc cả về nội dung và hình thức hỏi nên những học sinh nắm chắc nội dung tác phẩm sẽ làm tốt câu hỏi này", thầy Hùng nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Bình luận