(VTC News) - Do có các triệu chứng dễ bị nhầm sang bệnh khác nên sỏi thận thường bị nhiều người Việt Nam bỏ qua, đến khi bệnh trở nặng, đau đớn kéo dài mới được phát hiện.
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất có thể hòa tan trong nước tiểu. Tuy nhiên, những chất này lại kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng.
Sỏi sau khi hình thành có thể di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ nên độ lắng đọng lớn hơn sẽ dễ bị sỏi hơn.
Sỏi thận rất dễ bị nhầm sang bệnh khác do các biểu hiện giống nhau |
Quá trình sỏi hình thành gần như không có triệu chứng rõ ràng, chỉ đến khi sỏi gây đau hoặc đi tiểu ra sỏi thì người bệnh mới phải đối mặt với các cơn đau và sự khó chịu. Tuy nhiên những biểu hiện này rất dễ bị nhầm sang các bệnh khác. Do vậy cần phải chú ý những biểu hiện sau để sớm có biện pháp điều trị nếu mắc phải.
Tiểu ra máu
Ngoài cơn đau ở mức độ khác nhau, sỏi thận có thể gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Biểu hiện này đi kèm với cơn đau dữ dội và có thể tăng lên khi người bệnh vận động mạnh, càng vận động mạnh lượng máu càng ra nhiều. Tình trạng sẽ đỡ hơn khi người bệnh nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng. Người bị sỏi thận có thể đi tiểu ra mủ hoặc đi tiểu có cảm giác đau buốt. Nếu gặp phải những biểu hiện này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Cơn đau
Những cơn đau quặn chính là triệu chứng thường gặp nhất của sỏi thận. Khi xuất hiện sỏi trong thận, đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt và bị tắc.
Nước tiểu không bài tiết được ra ngoài dẫn đến áp lực tăng cao ở vùng bể thận, gây ra những cơn đau quặn vùng thận. Khi bị sỏi thận, người bệnh có thể có thêm triệu chứng đau ê ẩm vùng thắt lưng và đau nhiều hơn khi vận động nặng.
Nước tiểu không bài tiết được ra ngoài dẫn đến áp lực tăng cao ở vùng bể thận, gây ra những cơn đau quặn vùng thận. Khi bị sỏi thận, người bệnh có thể có thêm triệu chứng đau ê ẩm vùng thắt lưng và đau nhiều hơn khi vận động nặng.
Những cơn đau quặn chính là triệu chứng thường gặp nhất của sỏi thận |
Những cơn đau này sẽ dần trở nên quặn thắt, co thắt mạnh bên trong, nằm ở tư thế nào cũng đau, kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn. Cảm giác đau mạnh nhất là ở vùng sườn lưng, hạ sườn hoặc cả hai bên. Cơn đau có thể lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống bộ phận sinh dục, đùi, hố chậu.
Sốt cao
Đi kèm với các cơn đau dữ dội và hiện tượng đi tiểu ra máu, người bị sỏi thận còn có thể bị sốt cao từ 38-39 độ C, cảm thấy rét run, ớn lạnh.
Do triệu chứng của bệnh sỏi thận rất dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác nên muốn chuẩn đoán bệnh chính xác cần đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, đo pH, chụp thận UIV, UPR, siêu âm hay xét nghiệm máu.
Cách phòng ngừa sỏi thận
Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra |
Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.
Nếu các thực phẩm giàu protein và chất béo như thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật… là lựa chọn thường xuyên cho bữa ăn gia đình, bạn nên cẩn trọng, vì đó là một nguyên nhân dễ xuất hiện sỏi.
Thức ăn giàu protit và chất béo khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, dễ tạo sỏi. Thêm nữa, ăn nhiều thịt, nội tạng sẽ tạo ra các chất chuyển hóa a-xít uric, có thể hình thành sỏi.
Thức ăn giàu protit và chất béo khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, dễ tạo sỏi. Thêm nữa, ăn nhiều thịt, nội tạng sẽ tạo ra các chất chuyển hóa a-xít uric, có thể hình thành sỏi.
Hạn chế ăn mỳ tôm. Thường xuyên hoặc ăn quá nhiều mỳ tôm cùng lúc khiến chức năng gan thận quá tải, dễ mắc chứng sỏi thận hoặc viêm gan.
Không nên tùy tiện dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, tránh gây tổn thương cho thận và sức khỏe toàn cơ thể.
Video: Nỗi đau của bà mẹ phải lựa chọn con để cho thận
Thúy Nga(Tổng hợp)
Bình luận