(VTC News) - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị giữ nguyên tên nước hiện nay.
Theo ông Phan Trung Lý, hiện đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
‘Hơn nữa, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp’, ông Lý nói.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa vì tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng Tám năm 1945.
Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ.
Ý kiến này cho rằng, việc lựa chọn tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta vì Lời nói đầu cũng như các quy định khác của Dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên CNXH.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ.
‘Việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.
Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế’, ông Lý khẳng định.
Thủ tướng nên do Quốc hội bầu
Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội như trong Dự thảo.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định Thủ tướng Chính phủ do nhân dân bầu ra thông qua tranh cử, bỏ phiếu trực tiếp. Có ý kiến đề nghị Thủ tướng Chính phủ do nhân dân và các đại biểu Quốc hội bầu.
Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Do đó, quy định Quốc hội bầu những người giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, trong đó có Thủ tướng Chính phủ là phù hợp. Vì vậy, đề nghị giữ quy định này như trong Dự thảo.
Dự kiến, vào ngày 3/6 các đại biểu QH sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dũng Anh
14h chiều nay (20/5), Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình bày.
Ông Phan Trung Lý trình bày bản giải trình, tiếp thu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong phiên họp chiều nay. Ảnh cắt từ clip của VTV |
Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
‘Hơn nữa, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp’, ông Lý nói.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa vì tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng Tám năm 1945.
Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ.
Ý kiến này cho rằng, việc lựa chọn tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta vì Lời nói đầu cũng như các quy định khác của Dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên CNXH.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ.
‘Việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.
Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế’, ông Lý khẳng định.
Thủ tướng nên do Quốc hội bầu
Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội như trong Dự thảo.
Toàn cảnh hội trường kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII |
Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định Thủ tướng Chính phủ do nhân dân bầu ra thông qua tranh cử, bỏ phiếu trực tiếp. Có ý kiến đề nghị Thủ tướng Chính phủ do nhân dân và các đại biểu Quốc hội bầu.
Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Do đó, quy định Quốc hội bầu những người giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, trong đó có Thủ tướng Chính phủ là phù hợp. Vì vậy, đề nghị giữ quy định này như trong Dự thảo.
Dự kiến, vào ngày 3/6 các đại biểu QH sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dũng Anh
Bình luận