Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nêu bật một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện Luật này. Trong đó, quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn chế, tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế còn lớn và tiếp tục gia tăng, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn chung cố tình chây ỳ không nộp đầy đủ tiền thuế vào NSNN.
Cùng với đó, lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai với nhiều hạn chế, bất cập chưa được xử lý kịp thời làm phát sinh những vấn đề phức tạp trong xã hội. Tình trạng sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn hạn chế; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở mức cao ảnh hưởng không thuận tới sự phát triển bền vững nền kinh tế.Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (Ảnh:VOV)
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công năm 2012 vẫn là vấn đề nổi lên được dư luận xã hội quan tâm. Trong đó, công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị tuy có chuyển biến nhưng còn nhiều hạn chế.
“Tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, dự toán vẫn tồn tại khá phổ biến và chậm được khắc phục. Trong 7 tháng đầu năm 2012, Kho bạc Nhà nước phát hiện trên 31.300 khoản chi thường xuyên chưa thực hiện đúng thủ tục, chế độ quy định, đã từ chối thanh toán trên 371 tỷ đồng. Các cơ quan thanh tra nhà nước đã kiến nghị thu hồi về NSNN trên 3.529 tỷ đồng và kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân vi phạm chế độ quản lý, sử dụng NSNN”.
Thảo luận về việc thi hành Luật này, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề lãng phí, tiến độ thi công các công trình đầu tư cơ bản do ngân sách nhà nước và nguồn vốn của dân cũng lãng phí ghê gớm, ông Ksor Phước cho rằng lãng phí này lên tới mấy chục thậm chí mấy trăm nghìn tỷ đồng.
Phân tích sự lãng phí, Chủ tịch Hội đồng dân tộc cũng cho rằng, nói là cấu trúc nền kinh tế nhưng hiện trang thiết bị máy móc của chúng ta cũ kỹ chưa tạo được năng suất lao động cao, nguồn nhân lực chất lượng cũng hạn chế. Luật mới ban hành lại sửa đổi bổ sung, họp hành suốt, xây dựng cơ bản kéo dài hết năm này đến năm khác…không đong được sự lãng phí nhưng rất có hại. Ông Huỳnh Ngọc Sơn
“Ngay xây dựng nhà Quốc hội ở 32 Hùng Vương cũng…lòng thòng suốt, có thể kéo dài nhiều nhiệm kỳ Quốc hội” - ông Ksor Phước đưa ví dụ.
Ông Ksor Phước đề nghị trong báo cáo của Chính phủ cần nêu rõ ý thức chống lãng phí và ý thức thiết kiệm của toàn xã hội bởi ý thức này hiện nay chưa tốt.
“Qua theo dõi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chúng ta tuy làm rất tích cực nhưng mới thực hiện được việc phát hiện, xử lý, khắc phục sai phạm nhưng chưa mang tính răn đe, tính giáo dục quyết liệt để các cơ quan nhà nước và xã hội tạo ý thức phòng ngừa chủ động phát hiện và ngăn chặn có hiệu qủa phòng chống lãng phí” – ông Ksor Phước nói.
Đưa góp ý của mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nêu một lãng phí phổ biến nhưng không “đong” được, đó là lãng phí thời gian.
Ông Sơn nhấn mạnh: “Người ta nói thời gian là vàng ngọc, hội họp nhiều cũng là lãng phí thời gian, các công việc được giao mà trì trệ kiểu bữa này chưa xong để bữa khác, tình trạng đi trễ về sớm, làm việc không hiệu quả, Luật mới ban hành lại sửa đổi bổ sung, họp hành suốt, xây dựng cơ bản kéo dài hết năm này đến năm khác (như xây dựng hội trường Ba Đình sang mấy khóa)… không đong được sự lãng phí nhưng rất có hại. Tôi nghĩ báo cáo của Chính phủ về thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012 cũng nên đề cập đến lãng phí thời gian".
Trần Vũ
Bình luận