(VTC News) – Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn vừa gửi công điện khẩn tới 17 tỉnh, TP yêu cầu đối phó với cơn bão sớm (bão số 1).
Chiều tối 29/3, BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN có công điện khẩn gửi 17 tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh cùng các Bộ ngành: Quốc phòng, GTVT, TN&MT, Ngoại giao, VHTT&DL, công điện nêu rõ, cơn bão số 1, tên quốc tế là Nafar xuất hiện sớm hơn quy luật, để chủ động đối phó với bão, BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các tỉnh, TP và các bộ ngành triển khai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thông báo kịp thời cho nhân dân để chủ động phòng tránh, nhất là thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú.
Theo đó, khu vực nguy hiểm của bão trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển giới hạn từ vĩ tuyến 14 đến vĩ tuyến 9.
Chủ tịch UBND các tỉnh căn cứ diễn biến thực tế của bão để kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi và sắp xếp tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào nơi neo đậu đảm bảo an toàn.
Bộ Ngoại giao liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền trú tránh bão; cứu giúp tàu thuyền gặp nạn khi có yêu cầu; trước hết tập trung cứu hộ 2 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi đang trôi dạt trên biển.
BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN cũng yêu cầu khẩn trương thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đã đến kỳ hạn thu hoạch để tránh thiệt hại vì mưa bão.
Cùng với đó, rà soát, lên phương án sẵn sàng sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão và nước dâng do bão, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tang… đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ.
Kiểm tra các phương án đảm bảo an toàn hồ chứa, đê điều và các công trình đang xây dựng ở ven biển, ven các sông suối. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó và xử lý kịp thời các tình huống, báo cáo về BCĐ PCLB TƯ và UBQG TKCN.
Chiều tối 29/3, BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN có công điện khẩn gửi 17 tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh cùng các Bộ ngành: Quốc phòng, GTVT, TN&MT, Ngoại giao, VHTT&DL, công điện nêu rõ, cơn bão số 1, tên quốc tế là Nafar xuất hiện sớm hơn quy luật, để chủ động đối phó với bão, BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các tỉnh, TP và các bộ ngành triển khai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thông báo kịp thời cho nhân dân để chủ động phòng tránh, nhất là thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú.
Theo đó, khu vực nguy hiểm của bão trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển giới hạn từ vĩ tuyến 14 đến vĩ tuyến 9.
Chủ tịch UBND các tỉnh căn cứ diễn biến thực tế của bão để kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi và sắp xếp tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào nơi neo đậu đảm bảo an toàn.
Bộ Ngoại giao liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền trú tránh bão; cứu giúp tàu thuyền gặp nạn khi có yêu cầu; trước hết tập trung cứu hộ 2 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi đang trôi dạt trên biển.
BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN cũng yêu cầu khẩn trương thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đã đến kỳ hạn thu hoạch để tránh thiệt hại vì mưa bão.
Cùng với đó, rà soát, lên phương án sẵn sàng sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão và nước dâng do bão, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tang… đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ.
Kiểm tra các phương án đảm bảo an toàn hồ chứa, đê điều và các công trình đang xây dựng ở ven biển, ven các sông suối. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó và xử lý kịp thời các tình huống, báo cáo về BCĐ PCLB TƯ và UBQG TKCN.
Kiều Minh
Bình luận