• Zalo

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn theo định hướng thi THPT Quốc gia 2019

Giáo dụcThứ Tư, 19/12/2018 07:39:00 +07:00Google News

Thạc sĩ Phan Thế Hoài, tác giả của nhiều cuốn sách luyện thi Văn nổi tiếng giới thiệu đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn (TP.HCM) theo định hướng thi THPT Quốc gia 2019.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn, trường THPT Bình Hưng Hòa, TP.HCM.

48413679_264849580876482_2674223140170629120_n

 

48371276_129548124633235_3008014310354976768_n 3

Đề kiểm tra Ngữ văn học kì 1 theo định hướng thi THPT Quốc gia 2019 (Ảnh: Phan Thế Hoài) 

             GỢI Ý ĐÁP ÁN 

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. Bởi vì, dù hồi hộp, âu lo nhưng con giúp cho cha mẹ: được nhìn thấy mình lớn lên trong con từng ngày thì có điều gì hơn thế; được hiểu tấm lòng của những người sinh thành mới biết mình từng chối bỏ; được cảm nhận một cái vuốt ve của con chứa đầy những bình yên cần bày tỏ. 

Câu 3.

- Chỉ ra một trong những phép tu từ: Điệp ngữ: rồi đến lúc; liệt kê: đủ lớn…, lựa chọn núi cao hay vực thẳm, yêu thương theo cách của con hay cách của mọi người hi vọng, tự mình cô đơn…; ẩn dụ: núi cao, vực thẳm.

- Hiệu quả: nhấn mạnh và làm nổi bật những bước ngoặt cuộc đời, những điều con gặp phải, đối mặt trong cuộc đời mà con phải tự mình vượt qua.

Câu 4. Nêu ý kiến, lí giải hợp lí, thuyết phục về thông điệp. Có thể là: Tình thương yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con, bổn phận làm con, …

II. LÀM VĂN

Câu 1. Suy nghĩ về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Suy nghĩ về ý nghĩa của câu thơ: “Mỗi một cuộc đời chỉ có một mẹ cha để yêu thương và giận dỗi/có người giữ lại và nhiều người thả bay”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ ý nghĩa của câu thơ: mỗi người chỉ có một mẹ cha để yêu thương và giận dỗi nhưng có người biết trân trọng, đền đáp công ơn trời biển của đấng sinh thành, có người lại vô tâm, thờ ơ, lạnh nhạt, … Từ đó, bày tỏ thái độ, tình cảm đúng đắn của bản thân đối với cha mẹ.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2. Những sắc thái khác nhau trong vẻ đẹp của sông Hương khi ở đoạn thượng nguồn.  

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài, nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài, triển khai được vấn đề; Kết bài, khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Vẻ đẹp thơ mộng, tình tứ của sông Hương ở đoạn thượng nguồn.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Mở bài: Giới thiệu được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và khái quát nội dung đoạn văn.

* Thân bài:   

- Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương được ví như:

+ “Bản trường ca của rừng già”: Rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy qua đại ngàn, qua ghềnh thác. Dịu dàng, say đắm qua những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

+ "Một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại": Bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng.

-> Câu văn mượt mà, nghệ thuật liên tưởng độc đáo, phép nhân hóa, so sánh, nhiều động từ, tính từ gợi cảm. Tô đậm vẻ đẹp hoang dã, mạnh mẽ, đầy cá tính, có sức sống mãnh liệt nhưng cũng dịu dàng và say đắm của sông Hương ở thượng nguồn.

- Ra khỏi rừng già: Sông Hương trở thành: “Nhưng chính rừng già…gười mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”:

+ Rừng già đã “chế ngự sức mạnh bản năng” -> …vì sông Hương chuẩn bị gặp người yêu là thành phố Huế.

+ Mang sắc đẹp “dịu dàng và trí tuệ” -> vẻ đẹp tính cách của người con gái xứ Huế.

+ "Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở" -> sông Hương âm thầm cống hiến cho văn hóa xứ Huế.

“Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó,…dưới chân núi Kim Phụng.”

- Hành trình của sông Hương là hành trình gian truân có ý thức đến với tình yêu. Có một dòng sông Hương ở phía bên kia cửa rừng và một dòng sông ở kinh thành -> sông Hương kín đáo, sâu sắc và giàu tâm trạng…

-> Hình ảnh ẩn dụ: sông Hương là ngọn nguồn cho cảm hứng nghệ thuật, văn hóa của người Huế nói riêng, người Việt Nam nói chung.

=> Bằng những hình ảnh đầy ấn tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi ra tính cách “man dại “, “mãnh liệt” của sông Hương ở thượng nguồn. Chính bởi lẽ đó mà nhà văn nhắc nhở ta ý nghĩ rằng “người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.

* Kết bài:

- Khái quát, đánh giá chung về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông và sự tài hoa, tinh tế, … của tác giả.

d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

PHAN THẾ HOÀI
Bình luận
vtcnews.vn