Ít ai ngờ rằng những người bị ung thư dạ dày thường có tiền sử đau dạ dày mãn tính. Các vết loét, viêm nhiễm là tiền đề cho sự phát triển của các tế bào ung thư sau này.
Do đó, để làm được công tác phòng ngừa thì phải quan tâm đến dạ dày của bạn ngay khi chúng mắc những cơn đau nhẹ nhất. Hãy luôn nhớ rằng biến chứng của đau dạ dày không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Chúng có thể cướp đi tính mạng của bất cứ ai vào bất cứ lúc nào nếu như họ chủ quan và xem thường.
Ngay khi có triệu chứng đau dạ dày thì phải chữa trị dứt điểm bằng những phương pháp thích hợp.
Để phòng bệnh, mọi người cần lưu ý chế độ ăn uống cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, cần kiểm tra (nội soi) dạ dày định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ ở những người có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người ung thư dạ dày, bị nhiễm vi khuẩn Helicopacter Pylori.
Chế độ ăn uống rất quan trọng
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn các thực phẩm hun khói, ướp nhiều muối, các loại dưa, mắm... Nên ăn nhiều rau, trái cây, ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia.
Người bị đau dạ dày cũng nên ăn uống điều độ, đúng giờ, có lợi cho tiêu hóa.
Bạn cần nhớ rằng, chế độ ăn cũng quan trọng giống như thuốc chữa bệnh. Nếu uống thuốc mà vẫn không ăn theo chế độ thì rất khó để điều trị hiệu quả.
Người đau dạ dày nên uống nước vào lúc sáng sớm và chú ý giữ ấm bụng bởi đây là vùng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi.
Cách ăn cũng rất quan trọng
Người đau dạ dày nên ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt tiết ra nhiều hơn, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt, việc ăn đúng giờ, đủ lượng vô cùng quan trọng. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Không quên tầm soát ung thư dạ dày
Viêm đau dạ dày là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Vì thế, người bệnh cũng nên kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để biết được những bất thường trong cơ thể và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả. Ung thư không phải “án tử”, nếu chữa trị kịp thời sẽ hiệu quả, thậm chí có chữa khỏi bệnh.
Khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng không hề có triệu chứng. Chỉ đến khi người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
Video: Phương pháp mới phát hiện 13 loại ung thư chỉ qua 1 lần xét nghiệm máu
Biến chứng của các bệnh lý trên ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Do đó bạn cần có chế độ ăn uống, rèn luyện hợp lý và đi khám dạ dày định kỳ 3-6 tháng để tầm soát ung thư dạ dày.
Bình luận