Theo đó, đến năm 2020 tỷ trọng CNTT-TT đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10 %; tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên.
Trong thời đạt toàn cầu hoá, một đất nước mạnh về CNTT-TT sẽ có nhiều lợi thế so sánh với những quốc gia khác trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất được các tạp chí và các kênh tài chính uy tín đưa ra như Business Insider, Bloomberg, năm 2011 doanh thu của Apple là 108 tỷ USD, Microsoft là 64,94 tỷ USD... Mặc dù, trong tổng doanh thu này bao gồm cả lợi nhuận, nhưng đây là một con số khủng khiếp nếu so sánh với một nước có GDP năm 2011 là 120 tỷ USD như Việt Nam.
120 tỷ USD là một con số không tồi tại một đất nước đang phát triển và trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong quá khứ. Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được con số GDP cao hơn với sự phát triển của ngành CNTT-TT. Điều này có thể thấy rằng, CNTT-TT có thể ảnh hưởng nhiều như thế nào đến nền kinh tế của một quốc gia và trong thời đại cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các lãnh đạo Bộ, Ngành theo dõi trực tiếp sự kiện phóng vệ tinh Vinasat-2 vào quỹ đạo |
Có thể nói, CNTT-TT là một trong những mảng được Chính phủ coi trọng và mong muốn phát triển mạnh mẽ, để nâng cao vị thế của Việt Nam.
Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức phê duyệt "Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT, trong đó nhấn mạnh mục tiêu, đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT.
Quyết tâm thực hiện
Theo lộ trình của Đề án, ông Nguyễn Trọng Đường (Vụ trưởng vụ CNTT - Bộ TT&TT) chia sẻ về những nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của đề án, đó là:
Tập trung đẩy mạnh các khoá học đào tạo chất lượng cao, nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực phục vụ cho ngành CNTT, phấn đấu đên năm 2020 Việt Nam có 1 triệu nhân lực phục vụ cho ngành CNTT.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng, số hoá truyền dẫn, truyền hình mặt đất, thực hiện cáp quang hoá và ngầm hoá các dường cáp, đến năm 2020 hoàn thành quá trình truyển đổi từ truyền hình truyền thống sang truyền hình công nghệ số.
Tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan, doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiến tới xây dựng xã hội điện tử.
Theo đó, có hai dấu mốc quan trọng đối với từng mục tiêu là năm 2015 và năm 2020. Về nguồn nhân lực CNTT, năm 2015 mục tiêu của đề án đặt ra là có 30% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu tham gia thị trường lao động quốc tế, con số này là 80% vào năm 2020.
Đến năm 2015, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có đủ năng lực thiết kế, sản xuất thiết bị thay thế nhập khẩu. Năm 2020, mục tiêu đăt ra là Việt Nam nằm trong top 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số.
Đến năm 2020, Việtt Nam sẽ phủ sóng thông tin di động đến 95% khu vực dân cư, các dịch vụ cơ bản về CNTT-TT được cung cấp ở mức độ cao nhất, và ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh đối với các ngành công nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức xã hội...
Chính phủ Điện tử Việt Nam cũng được kì vọng sẽ nằm trong 1/3 nhóm nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử.
Từ khi Đề án được "bấm nút", nhiều Bộ, ngành mà đi đầu là Bộ TT&TT đã có nhiều hành động thể hiện sự quyết tâm trong việc xây dựng đề án.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT là một trong những nhiệm vụ ưu tiên |
Bước đầu, nhiều trường đại học như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn Thông xây dựng đề án trở thành trường trọng điểm về ICT (Công nghệ thông tin), đáp ứng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện đề án.
Ngày 22/3/2012, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh đã ký kết chương trình phối hợo giữa Bộ và Đoàn TNCS HCM nhằm triển khai thực hiện Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.
Phát biểu về sự kiện này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin cho hay, ông vui mừng vào sự phát triển không ngừng của đội ngũ thanh niên Việt Nam và hi vọng về một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thể hiện trách nhiệm trước gia đình và xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT.
Ngày 16/5/2012 tên lửa Ariane 5 đã đưa vệ tinh Viansat-2 của Việt Nam lên vũ trụ thành công, góp phần nâng cao năng lực công nghệ thông tin và viễn thông của nước ta, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trong không gian. Điều này minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT xứng tầm quốc tế.
Bằng việc phóng thành công Vinasat-2, Việt Nam là nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 ở Đông Nam Á có vệ tinh trên vũ trụ.
Trả lời trước báo giới về Nhiệm vụ của Bộ TT&TT trong năm 2012 và những năm tới để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng như các Chương trình, Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT là một trong những nhiệm vụ ưu tiên.
Thủ tướng đứng đầu Uỷ ban Quốc gia về CNTT-TT
Trong cuộc gặp gỡ của Hiệp hội Công nghệ Thông tin Truyền thông vào ngày 17/2, Văn phòng Chính phủ đưa ra thông báo về việc xúc tiến thành lập Uỷ ban Quốc gia về CNTT-TT do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề xuất.
Tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng chia sẻ về việc hình hành Uỷ ban Quốc gia về CNTT-TT: "được kỳ vọng sẽ tạo thế và lực mới cho sự phát triển của ngành trong bối cảnh Nghị quyết Trung ương IV của Đảng mới đây đã chính thức khẳng định CNTT-TT là hạ tầng mềm trong nền tảng kinh tế xã hội, là hạ tầng của mọi hạ tầng".
Đến phiên họp thường kì quý III/2012 vào ngày 2/12/2012 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT-TT do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ chì, nội dung kế hoạch thành lập Uỷ ban Quốc gia về CNTT-TT đã được cơ bản thống nhất.
Thủ tướng Chỉnh phủ sẽ đứng đầu Uỷ ban, tiếp đó Phó Chủ tịch Uỷ ban sẽ do một Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ TT&TT đảm trách. Các thành viên còn lại là lãnh đạo những bộ, ngành Trung ương có liên quan.
Đây là một sự kiện được đánh giá là một trong những sự kiện CNTT quan trọng nhất năm 2012, Uỷ ban ra đời có chức năng chức năng nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương hướng, giải pháp quan trọng, mang tính chất liên ngành để triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT-TT; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc triển khai các giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án quốc gia, dự án trọng điểm về CNTT-TT.
Dự kiến, dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT sẽ được hoàn thành trình Thủ tướng trước ngày 10/11.
Đây là một tin vui đối với ngành CNTT-TT của Việt Nam, đồng thời thể hiện quyết tâm của Chính phủ, của các Bộ, Ngành trong việc hoàn thành các mục tiêu mà Đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT đã xây dựng.
Lê Tuấn
Bình luận