(VTC News) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, bà Đặng Thị Hoàng Yến thì có thể xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe, nhưng nếu vi phạm quy định của Nhà nước thì đương nhiên phải bãi nhiệm.
Trong số 7 Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp lần này có Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Đề án này có nội dung về cải tiến, đổi mới trong tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hàng năm, tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đây mới là đề án đề nghị, việc triển khai bỏ phiếu còn căn cứ theo quy chế, quy trình, đối tượng...
Thông tin của Văn phòng Quốc hội công bố nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ có tới 42 phiên họp toàn thể, trong đó có đến 15 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó, ngoài phiên khai mạc, bế mạc và chất vấn như thông lệ thì lần này sẽ phát thanh truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về kinh tế xã hội, về các dự án Luật liên quan nhiều đến người dân như Bộ luật Lao động (sửa đồi), Luật xử lý vi phạm hành chính…
Thời gian làm việc của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong 1 tháng (từ 21/5/2012 đến 21/6/2012). Về một số nội dung báo chí quan tâm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nội dung liên quan đến phí giao thông Chính phủ chưa trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Cũng theo ông Phúc, nội dung phòng chống tham nhũng sẽ có báo cáo trực tiếp tại phiên họp toàn thể của Quốc hội vào lỳ họp cuối năm, còn tại lỳ họp giữa năm thì nội dung này chỉ được gửi báo cáo tới đại biểu Quốc hội.
Về việc sửa đổi Luật Đất đai, ông Phúc nêu, đất đai liên quan đến quyền sở hữu nên khi việc sửa đổi Hiến pháp hoàn tất và được thông qua vào tháng 6/2013 thì mới có cơ sở để Quốc hội thông qua Luật Đất đai.
Về vấn đề xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, từ đầu buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh đây là 1 trong 10 vấn đề quan trọng mà Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp này.
Trả lời nhiều câu hỏi của báo chí về vụ việc liên quan đến bà Hoàng Yến, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại thông báo kết thúc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII gửi tới các ĐBQH để tiếp xúc với cử tri, Văn phòng Quốc hội cũng đã nêu về việc xem xét tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến và sẽ tiếp tục xem xét tại kỳ họp thứ 3.
Theo đó, giữa hai kỳ họp (thứ 2 và thứ 3), Ban công tác ĐBQH đã xem xét, xác minh thấy ĐB Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực trong kê khai hồ sơ (về việc bà Yến từng là Đảng viên và có chồng là Việt kiều đang bị khởi tố và truy nã).
UB MTTQ tỉnh Long An và UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng xem xét và gửi văn bản tới Ủy ban TVQH đề nghị xem xét bãi nhiệm đối với ĐB này, theo đó, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội XIII sẽ xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Ông Phúc cũng nhấn mạnh, bà Yến có đơn xin từ nhiệm nhưng theo điều 57 Luật tổ chức Quốc hội thì liên quan đến vấn đề sức khỏe mới xin từ nhiệm, còn trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước thì đương nhiên phải xem xét bãi nhiệm.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc nếu đưa ra lấy ý kiến trước Quốc hội mà không quá 2/3 tổng số ĐBQH bỏ phiếu tán thành bãi nhiệm thì sẽ xử lý thế nào, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: "đương nhiên theo luật định" - có nghĩa, bà Yến vẫn tiếp tục là ĐBQH.
Kiều Minh
Chiều nay (17/5), tại buổi họp báo giới thiệu chương trình và nội dung kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh đến các nội dung quan trọng sẽ được xem xét, quyết định tại kỳ họp Quốc hội.
Theo ông Dũng, đây là kỳ họp giữa năm nên trọng tâm là về lập pháp, theo đó, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 7 Nghị quyết của Quốc hội và cho ý kiến 6 dự án luật.
Trong đó, các dự án luật được xem xét, thông qua như: Luật phòng, chống rửa tiền; Luật giáo dục Đại học; Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật xử lý vi phạm hành chính; Bộ Luật lao động (sửa đổi); Luật biển Việt Nam...
Về việc xem xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến tại kỳ họp thứ 3 - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, "trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước thì đương nhiên phải xem xét bãi nhiệm!" (Ảnh: Kiều Minh) |
Đề án này có nội dung về cải tiến, đổi mới trong tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hàng năm, tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đây mới là đề án đề nghị, việc triển khai bỏ phiếu còn căn cứ theo quy chế, quy trình, đối tượng...
Thông tin của Văn phòng Quốc hội công bố nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ có tới 42 phiên họp toàn thể, trong đó có đến 15 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó, ngoài phiên khai mạc, bế mạc và chất vấn như thông lệ thì lần này sẽ phát thanh truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về kinh tế xã hội, về các dự án Luật liên quan nhiều đến người dân như Bộ luật Lao động (sửa đồi), Luật xử lý vi phạm hành chính…
Thời gian làm việc của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong 1 tháng (từ 21/5/2012 đến 21/6/2012). Về một số nội dung báo chí quan tâm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nội dung liên quan đến phí giao thông Chính phủ chưa trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Cũng theo ông Phúc, nội dung phòng chống tham nhũng sẽ có báo cáo trực tiếp tại phiên họp toàn thể của Quốc hội vào lỳ họp cuối năm, còn tại lỳ họp giữa năm thì nội dung này chỉ được gửi báo cáo tới đại biểu Quốc hội.
Về việc sửa đổi Luật Đất đai, ông Phúc nêu, đất đai liên quan đến quyền sở hữu nên khi việc sửa đổi Hiến pháp hoàn tất và được thông qua vào tháng 6/2013 thì mới có cơ sở để Quốc hội thông qua Luật Đất đai.
Về vấn đề xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, từ đầu buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh đây là 1 trong 10 vấn đề quan trọng mà Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp này.
Trả lời nhiều câu hỏi của báo chí về vụ việc liên quan đến bà Hoàng Yến, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại thông báo kết thúc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII gửi tới các ĐBQH để tiếp xúc với cử tri, Văn phòng Quốc hội cũng đã nêu về việc xem xét tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến và sẽ tiếp tục xem xét tại kỳ họp thứ 3.
Theo đó, giữa hai kỳ họp (thứ 2 và thứ 3), Ban công tác ĐBQH đã xem xét, xác minh thấy ĐB Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực trong kê khai hồ sơ (về việc bà Yến từng là Đảng viên và có chồng là Việt kiều đang bị khởi tố và truy nã).
UB MTTQ tỉnh Long An và UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng xem xét và gửi văn bản tới Ủy ban TVQH đề nghị xem xét bãi nhiệm đối với ĐB này, theo đó, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội XIII sẽ xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Ông Phúc cũng nhấn mạnh, bà Yến có đơn xin từ nhiệm nhưng theo điều 57 Luật tổ chức Quốc hội thì liên quan đến vấn đề sức khỏe mới xin từ nhiệm, còn trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước thì đương nhiên phải xem xét bãi nhiệm.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc nếu đưa ra lấy ý kiến trước Quốc hội mà không quá 2/3 tổng số ĐBQH bỏ phiếu tán thành bãi nhiệm thì sẽ xử lý thế nào, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: "đương nhiên theo luật định" - có nghĩa, bà Yến vẫn tiếp tục là ĐBQH.
Kiều Minh
Bình luận