Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta rất đáng tự hào, ngoài quân sự còn có giải pháp chính trị, ngoại giao.
- Thưa ông, trong phiên chất vấn sắp tới, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị Thủ tướng trả lời xoay quanh tình hình biển Đông nhưng nhiều khả năng Thủ tướng sẽ giao cho một Phó Thủ tướng trả lời?
Ông Dương Trung Quốc: Ta phải tôn trọng quyền của Thủ tướng và những thông tin mà Phó Thủ tướng được ủy nhiệm trả lời cũng là thông tin chính thức.
Tôi có cảm nhận từ khi xảy ra những vụ việc trên biển Đông, tiếng nói của Thủ tướng là xuyên suốt. Do đó, những gì Thủ tướng nói với thế giới cũng là nói với đồng bào cả nước.
- Có ĐBQH cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ như dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 vừa được đưa ra là quá thưa. Vì vậy, để đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ trưởng, cần tăng thời lượng và số người chất vấn. Ông có nghĩ như vậy?
Tôi nghĩ việc chất vấn là thực thi quyền giám sát của ĐBQH. Trên thực tế, các bộ trưởng ngày càng quan tâm và cẩn trọng hơn với các cuộc chất vấn. Qua chất vấn, việc đánh giá bộ trưởng sẽ chính xác hơn. Song, đúng là ĐBQH vẫn còn băn khoăn về quy trình lấy phiếu tín nhiệm vì qua lần đầu vào năm 2013 thấy chưa ổn. Không ai giám sát sau lấy phiếu tín nhiệm nên hình thức giám sát bằng chất vấn là tốt nhưng theo tôi, nên tăng cường chất vấn giữa 2 kỳ họp.
Cũng xin nói thêm việc lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ, với 3 mức là không theo tiền lệ của nước nào. Chúng ta phải chấp nhận là Việt Nam luôn tìm cho mình cái riêng, đôi khi tốt, đôi khi cũng làm người dân khó chịu.
- Ông chờ đợi các bộ trưởng nêu lên những vấn đề nóng gì trong phiên chất vấn sắp tới?
Tôi nghĩ bộ nào cũng có vấn đề nhưng đây là lúc quan trọng nhất để rà soát lại, nhất là sau sự kiện biển Đông và việc giữ nước gắn chặt với dựng nước. Tôi không có cơ hội phát biểu trong buổi thảo luận về báo cáo của Chính phủ. Tôi thấy giá như làm tốt chiến lược biển như đã chủ trương từ lâu, thực hiện tốt chương trình đánh bắt xa bờ, trang bị phương tiện cho ngư dân.
Về lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta là rất đáng tự hào. Ngoài quân sự còn có giải pháp chính trị, ngoại giao....
Trước kỳ họp này, QH đã bàn nhiều về việc cho thuê đất, thuê rừng, đầu tư… và những nguy cơ bị phụ thuộc thì đến nay chúng ta mới dành 16.000 tỉ đồng cho ngư dân là quá chậm.
- Ông nghĩ gì khi Bộ Công Thương và Bộ Y tế không đăng đàn trả lời chất vấn lần này?
Vấn đề này là do ĐBQH thiếu công cụ giám sát yêu cầu của mình được thực hiện như thế nào. Vì vậy, cần công khai và rõ ràng hơn.
» Nóng tối 7/6: Tàu Trung Quốc dàn thế trận kiểu 'Xích Bích' ở Hoàng Sa
» Nhà báo nước ngoài lặng người xem clip tàu TQ đâm chìm tàu cá VN
» Ủy ban Đối ngoại QH gửi thư thông báo Nghị viện Quốc tế về tình hình Biển Đông
Theo NLĐ
- Thưa ông, trong phiên chất vấn sắp tới, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị Thủ tướng trả lời xoay quanh tình hình biển Đông nhưng nhiều khả năng Thủ tướng sẽ giao cho một Phó Thủ tướng trả lời?
Ông Dương Trung Quốc - Ảnh: VNN |
Ông Dương Trung Quốc: Ta phải tôn trọng quyền của Thủ tướng và những thông tin mà Phó Thủ tướng được ủy nhiệm trả lời cũng là thông tin chính thức.
Tôi có cảm nhận từ khi xảy ra những vụ việc trên biển Đông, tiếng nói của Thủ tướng là xuyên suốt. Do đó, những gì Thủ tướng nói với thế giới cũng là nói với đồng bào cả nước.
- Có ĐBQH cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ như dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 vừa được đưa ra là quá thưa. Vì vậy, để đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ trưởng, cần tăng thời lượng và số người chất vấn. Ông có nghĩ như vậy?
Tôi nghĩ việc chất vấn là thực thi quyền giám sát của ĐBQH. Trên thực tế, các bộ trưởng ngày càng quan tâm và cẩn trọng hơn với các cuộc chất vấn. Qua chất vấn, việc đánh giá bộ trưởng sẽ chính xác hơn. Song, đúng là ĐBQH vẫn còn băn khoăn về quy trình lấy phiếu tín nhiệm vì qua lần đầu vào năm 2013 thấy chưa ổn. Không ai giám sát sau lấy phiếu tín nhiệm nên hình thức giám sát bằng chất vấn là tốt nhưng theo tôi, nên tăng cường chất vấn giữa 2 kỳ họp.
Cũng xin nói thêm việc lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ, với 3 mức là không theo tiền lệ của nước nào. Chúng ta phải chấp nhận là Việt Nam luôn tìm cho mình cái riêng, đôi khi tốt, đôi khi cũng làm người dân khó chịu.
- Ông chờ đợi các bộ trưởng nêu lên những vấn đề nóng gì trong phiên chất vấn sắp tới?
Tôi nghĩ bộ nào cũng có vấn đề nhưng đây là lúc quan trọng nhất để rà soát lại, nhất là sau sự kiện biển Đông và việc giữ nước gắn chặt với dựng nước. Tôi không có cơ hội phát biểu trong buổi thảo luận về báo cáo của Chính phủ. Tôi thấy giá như làm tốt chiến lược biển như đã chủ trương từ lâu, thực hiện tốt chương trình đánh bắt xa bờ, trang bị phương tiện cho ngư dân.
Về lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta là rất đáng tự hào. Ngoài quân sự còn có giải pháp chính trị, ngoại giao....
Trước kỳ họp này, QH đã bàn nhiều về việc cho thuê đất, thuê rừng, đầu tư… và những nguy cơ bị phụ thuộc thì đến nay chúng ta mới dành 16.000 tỉ đồng cho ngư dân là quá chậm.
- Ông nghĩ gì khi Bộ Công Thương và Bộ Y tế không đăng đàn trả lời chất vấn lần này?
Vấn đề này là do ĐBQH thiếu công cụ giám sát yêu cầu của mình được thực hiện như thế nào. Vì vậy, cần công khai và rõ ràng hơn.
Video học giả châu Âu ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc:
» Nóng tối 7/6: Tàu Trung Quốc dàn thế trận kiểu 'Xích Bích' ở Hoàng Sa
» Nhà báo nước ngoài lặng người xem clip tàu TQ đâm chìm tàu cá VN
» Ủy ban Đối ngoại QH gửi thư thông báo Nghị viện Quốc tế về tình hình Biển Đông
Theo NLĐ
Bình luận